Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Có một đêm Trung thu ấm áp…


Cùng rước lồng đèn, thả hoa đăng, vui chơi, hát múa và phá cỗ cùng chú Cuội, chị Hằng… là những hoạt động vui hội Trăng Rằm của trẻ em tại Làng biệt thự The Pegasus Residence. Không những thế, các em còn tham gia tặng những suất học bổng cho các bạn học sinh Trường tiểu học Long Bình Tân (TP.Biên Hòa).


 

Đêm Trung thu, dù trời mưa nhưng gần 100 cư dân nhỏ tuổi của Làng biệt thự The Pegasus Residence rất háo hức với đêm hội Trăng Rằm do Ban quản lý tổ chức. Nhiều trò chơi dân gian thú vị, như: câu cá, ném côn, bịt mắt bắt dê… với nhiều phần quà bánh hấp dẫn, thu hút các bé tham gia. "Lần đầu tiên con được chơi Trung thu thỏa thích, được gặp chị Hằng và chú Cuội, con và các bạn vui lắm. Thích nhất là lúc con cùng ba mẹ thả hoa đăng xuống hồ, lúc đó con ước con học thật giỏi, cả nhà khỏe mạnh"- bé Nguyễn Hà Liên hồ hởi cho biết.

Không chỉ có các bé trong làng mà rất nhiều em nhỏ ngoài làng biết tin cũng tìm đến vui chơi khiến không khí đêm Trung thu thêm rộn ràng. Đi cùng với hai con vào làng chơi, chị Huỳnh Ngọc Liên, khu phố Long Điềm, phường Long Bình Tân cho biết: "Chiều đi làm về, biết tin trong Làng biệt thự có tổ chức Trung thu cho các bé, tôi dắt hai đứa nhỏ vào chơi. Thấy tụi nhỏ háo hức lắm." Nhiều bé không giấu được vẻ sung sướng khi được rước lồng đèn, vui chơi hát múa và phá cỗ cùng chị Hằng, chú Cuội, tận tay thả những chiếc hoa đăng xuống hồ.


 

Ông Võ Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư – kiến trúc – xây dựng Toàn Thịnh Phát, Trưởng ban quản lý Làng biệt thự cho biết: "Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho cư dân Làng biệt thự, Ban quản lý rất chú trọng các sinh hoạt cộng đồng vào các dịp như: Ngày quốc tế Thiếu nhi, Trung thu, Giáng sinh…  nhằm làm phong phú đời sống văn hóa, gắn kết các cư dân trong làng".

Đặc biệt, trong đêm Trung thu, Công ty dành tặng 10 suất học bổng (500 ngàn đồng/suất) cho học sinh Trường tiểu học Long Bình Tân. Đây là hoạt động nhằm chia sẻ với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn mà Công ty đang hoạt động.

Nam Anh

 

 



Có một đêm Trung thu ấm áp…


Cùng rước lồng đèn, thả hoa đăng, vui chơi, hát múa và phá cỗ cùng chú Cuội, chị Hằng… là những hoạt động vui hội Trăng Rằm của trẻ em tại Làng biệt thự The Pegasus Residence. Không những thế, các em còn tham gia tặng những suất học bổng cho các bạn học sinh Trường tiểu học Long Bình Tân (TP.Biên Hòa).


 

Đêm Trung thu, dù trời mưa nhưng gần 100 cư dân nhỏ tuổi của Làng biệt thự The Pegasus Residence rất háo hức với đêm hội Trăng Rằm do Ban quản lý tổ chức. Nhiều trò chơi dân gian thú vị, như: câu cá, ném côn, bịt mắt bắt dê… với nhiều phần quà bánh hấp dẫn, thu hút các bé tham gia. "Lần đầu tiên con được chơi Trung thu thỏa thích, được gặp chị Hằng và chú Cuội, con và các bạn vui lắm. Thích nhất là lúc con cùng ba mẹ thả hoa đăng xuống hồ, lúc đó con ước con học thật giỏi, cả nhà khỏe mạnh"- bé Nguyễn Hà Liên hồ hởi cho biết.

Không chỉ có các bé trong làng mà rất nhiều em nhỏ ngoài làng biết tin cũng tìm đến vui chơi khiến không khí đêm Trung thu thêm rộn ràng. Đi cùng với hai con vào làng chơi, chị Huỳnh Ngọc Liên, khu phố Long Điềm, phường Long Bình Tân cho biết: "Chiều đi làm về, biết tin trong Làng biệt thự có tổ chức Trung thu cho các bé, tôi dắt hai đứa nhỏ vào chơi. Thấy tụi nhỏ háo hức lắm." Nhiều bé không giấu được vẻ sung sướng khi được rước lồng đèn, vui chơi hát múa và phá cỗ cùng chị Hằng, chú Cuội, tận tay thả những chiếc hoa đăng xuống hồ.


 

Ông Võ Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư – kiến trúc – xây dựng Toàn Thịnh Phát, Trưởng ban quản lý Làng biệt thự cho biết: "Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho cư dân Làng biệt thự, Ban quản lý rất chú trọng các sinh hoạt cộng đồng vào các dịp như: Ngày quốc tế Thiếu nhi, Trung thu, Giáng sinh…  nhằm làm phong phú đời sống văn hóa, gắn kết các cư dân trong làng".

Đặc biệt, trong đêm Trung thu, Công ty dành tặng 10 suất học bổng (500 ngàn đồng/suất) cho học sinh Trường tiểu học Long Bình Tân. Đây là hoạt động nhằm chia sẻ với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn mà Công ty đang hoạt động.

Nam Anh

 

 



Ông, bà phải là tấm gương sáng



 

Mỗi khi nhắc đến ông Nguyễn Văn Đầy và bà Huỳnh Thị Trai (ảnh), người dân ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch đều kính trọng gọi ông bà bằng cái tên gần gũi ông bà "Sáu Nhỏ".

Trước ngày đất nước giải phóng, ông Sáu Nhỏ làm quân y trong bộ đội. Khi trở về cuộc sống đời thường, bằng tấm lòng của người thầy thuốc, ông tiếp tục khám, chữa bệnh cho người dân địa phương. Bà Trai tâm sự: "Ông mất cách đây đã 6-7 năm rồi. Tôi và ông lập gia đình vào thời kháng chiến. Lúc ấy nghèo khổ lắm, vợ chồng tôi cùng lúc phải làm nhiều việc, như: làm ruộng, xay lúa, nấu rượu nuôi heo, làm cau… để có cái ăn và lo cho các con ăn học thành tài". Không phụ lòng đấng sinh thành, 9 người con của ông bà đều học giỏi, ngoan hiền, hiếu thảo và hầu hết đều theo cha nối nghiệp ngành y.

Ở tuổi 81, nhưng bà Trai còn minh mẫn, vì được các con, các cháu chăm sóc tận tình. Trong căn nhà cổ, tường xây, mái ngói xưa nằm trong miệt vườn với cây trái xum xuê, lúc rảnh rỗi, bà Trai lại ra vườn chăm sóc cây trái. Ngoài ra, nhờ tích cực tham gia công tác Hội Người cao tuổi của xã, bà Trai cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Bà chia sẻ: "Bây giờ, tôi sống vậy là hạnh phúc lắm rồi".

Hoa Điểm

 



Ông, bà phải là tấm gương sáng



 

Mỗi khi nhắc đến ông Nguyễn Văn Đầy và bà Huỳnh Thị Trai (ảnh), người dân ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch đều kính trọng gọi ông bà bằng cái tên gần gũi ông bà "Sáu Nhỏ".

Trước ngày đất nước giải phóng, ông Sáu Nhỏ làm quân y trong bộ đội. Khi trở về cuộc sống đời thường, bằng tấm lòng của người thầy thuốc, ông tiếp tục khám, chữa bệnh cho người dân địa phương. Bà Trai tâm sự: "Ông mất cách đây đã 6-7 năm rồi. Tôi và ông lập gia đình vào thời kháng chiến. Lúc ấy nghèo khổ lắm, vợ chồng tôi cùng lúc phải làm nhiều việc, như: làm ruộng, xay lúa, nấu rượu nuôi heo, làm cau… để có cái ăn và lo cho các con ăn học thành tài". Không phụ lòng đấng sinh thành, 9 người con của ông bà đều học giỏi, ngoan hiền, hiếu thảo và hầu hết đều theo cha nối nghiệp ngành y.

Ở tuổi 81, nhưng bà Trai còn minh mẫn, vì được các con, các cháu chăm sóc tận tình. Trong căn nhà cổ, tường xây, mái ngói xưa nằm trong miệt vườn với cây trái xum xuê, lúc rảnh rỗi, bà Trai lại ra vườn chăm sóc cây trái. Ngoài ra, nhờ tích cực tham gia công tác Hội Người cao tuổi của xã, bà Trai cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Bà chia sẻ: "Bây giờ, tôi sống vậy là hạnh phúc lắm rồi".

Hoa Điểm

 



Hơn 700 đoàn viên tham gia hội thi văn hóa giao thông


(ĐN)- Sáng 30-9, tại Trường trung cấp kỹ thuật công nghiệp Nhơn Trạch, Huyện đoàn Nhơn Trạch tổ chức hội thi Thanh niên với văn hóa giao thông.

Các đơn vị tham gia diễu hành kết hợp với tuyên truyền về an toàn giao thông. Ảnh: V. TRUYÊN
Các đơn vị tham gia diễu hành kết hợp với tuyên truyền về an toàn giao thông. Ảnh: V. TRUYÊN

Hơn 700 đoàn viên thanh niên của 12 xã và 11 đơn vị đoàn trực thuộc đã tham dự  2 phần thi: trắc nghiệm lý thuyết và thực hành lái xe an toàn trên mô hình đúng theo quy định của pháp luật. Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao: 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 16 giải khuyến khích cho các đơn vị.

Trước đó, 23 đơn vị đã tham gia diễu hành kết hợp với tuyên truyền về an toàn giao thông cho người dân tại nhiều tuyến đường chính trong toàn huyện.

Văn Truyên

 

 

 



Hơn 700 đoàn viên tham gia hội thi văn hóa giao thông


(ĐN)- Sáng 30-9, tại Trường trung cấp kỹ thuật công nghiệp Nhơn Trạch, Huyện đoàn Nhơn Trạch tổ chức hội thi Thanh niên với văn hóa giao thông.

Các đơn vị tham gia diễu hành kết hợp với tuyên truyền về an toàn giao thông. Ảnh: V. TRUYÊN
Các đơn vị tham gia diễu hành kết hợp với tuyên truyền về an toàn giao thông. Ảnh: V. TRUYÊN

Hơn 700 đoàn viên thanh niên của 12 xã và 11 đơn vị đoàn trực thuộc đã tham dự  2 phần thi: trắc nghiệm lý thuyết và thực hành lái xe an toàn trên mô hình đúng theo quy định của pháp luật. Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao: 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 16 giải khuyến khích cho các đơn vị.

Trước đó, 23 đơn vị đã tham gia diễu hành kết hợp với tuyên truyền về an toàn giao thông cho người dân tại nhiều tuyến đường chính trong toàn huyện.

Văn Truyên

 

 

 



Bài báo “Mua đất 12 năm chưa được nhận” phản ảnh đúng thực tế


Mới đây, Báo Đồng Nai nhận được đơn khiếu nại đề ngày 23-9-2012 của các ông, bà: Phạm Văn Mượng, Trần Thị Thêm và Trần Thị Thanh Sang, cho rằng bài báo Mua đất 12 năm chưa được nhận của tác giả Ngọc Liên đăng trên trang 12, số báo ra ngày 20-7-2012 là không chính xác. Về vấn đề này, Báo Đồng Nai có ý kiến như sau:

Mua đất 12 năm chưa được nhận

Căn cứ vào những cơ sở pháp lý liên quan, nguồn gốc đất thuộc dự án quy hoạch khu nhà ở cán bộ hưu trí của Công ty lắp máy và xây dựng 45-4 là do ông Trần Xuân Thảo (có quyết định công nhận quyền sử dụng đất số 2814/QĐ.UBT do UBND tỉnh cấp ngày 19-8-1997) chuyển nhượng cho bà Phạm Thị Hải từ tháng 9-1999. Ngày 10-12-1999, UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Phạm Thị Hải. Do bà Thêm khiếu kiện đối với thửa đất này, ngày 9-4-2002, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân TP.Biên Hòa đã bác đơn kiện (bản án dân sự số 66/DSST); ngày 15-8-2002, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng bác yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị Thêm (bản án dân sự phúc thẩm số 91/DSPT). Tiếp đến, ngày

14-5-2004, Tòa dân sự Tòa án nhân dân Tối cao không chấp nhận đơn khiếu nại của bà Thêm đối với bản án dân sự phúc thẩm số 91/DSPT ngày 15-8-2002 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai. Mặt khác, ngày

28-2-2005, UBND tỉnh ra Quyết định số 907/QĐ.CT.UBT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu nhà ở cán bộ hưu trí của Công ty lắp máy và xây dựng 45-4 tại phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa do đơn vị này (nay là Công ty cổ phần Lilama 45-4) làm chủ đầu tư.

Như vậy, bài báo nêu là có cơ sở, phản ảnh đúng thực tế vấn đề.

Ban CTBĐ



Đường nham nhở, bao giờ thi công xong?


Do không thống nhất quan điểm về quá trình thi công, nâng cấp một đoạn đường dân sinh nên công trình đang làm phải bỏ dở dang. Điều này không chỉ làm đường trở nên nham nhở, mà còn gây nguy hiểm cho người đi đường…

Những ngày qua, quan hệ của bà con khu vực tổ 35, KP5A và tổ 13, 15 KP6, phường Long Bình (TP.Biên Hòa) trở nên căng thẳng. Nguyên nhân là vì không thỏa thuận được vị trí làm hệ thống thoát nước hai bên đường.

* Mâu thuẫn không đáng có

Trước đây, từ đường Bùi Văn Hòa dẫn vào KP6 và KP5A, phường Long Bình là đường đất, dài khoảng 1.000m. Do lượng xe lưu thông trên đường ngày càng nhiều, khiến đường nhanh chóng xuống cấp. Tuy nhiên, đây chỉ là đường nhánh nên chưa được Nhà nước đầu tư trải nhựa. Để đường sạch đẹp và đi lại dễ dàng, cư dân đã xin chủ trương của UBND phường cho nâng cấp đoạn đường dài 220m, tổng kinh phí khoảng 850 triệu đồng do nhân dân tổ 13, 15 KP6, đóng góp. Qua đó, bà con tự đóng góp kinh phí, tổ chức chọn đơn vị thi công, bầu ban chỉ đạo để quản lý, giám sát và thực hiện công trình. Những gia đình trên đường này còn tự nguyện di dời, đập bỏ những phần xây lấn ra đường.  

Đường ở KP6 bị tạm ngưng thi công trở nên nhếch nhác, gây nguy hiểm cho người đi đường.
Đường ở KP6 bị tạm ngưng thi công trở nên nhếch nhác, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Ngày 23-8-2012, đường được khởi công, dự kiến sẽ hoàn thành sau 2 tháng. Thế nhưng, khi thực hiện đào đường mương thoát nước, đến giáp ranh KP5A thì bị một số hộ dân tại đây phản ứng. Từ đó, hai bên lời qua tiếng lại, không ai chịu ai. Ông Nguyễn Duy Hinh, Trưởng ban chỉ đạo công trình của KP6 cho biết: "Trước khi khởi công, chúng tôi đã mời trưởng khu phố và người dân của tổ 35, KP5A để cùng nhau bàn bạc, thống nhất phương án thực hiện sao cho hiệu quả nhất. Đáng tiếc là mọi người bên đó không chịu hợp tác với chúng tôi. Họ tự ý làm mương thoát nước không đúng vị trí và lấn ra đường. Thực ra, ban đầu chúng tôi làm hệ thống thoát nước phía bên này sát lề đường, song bên kia không chịu dời đường mương phía bên đó vào trong. Họ cố tình lấn, buộc lòng chúng tôi cũng lấn ra, nhưng vẫn đúng với thiết kế".

* Đôi bên cùng…lấn đường

Theo lãnh đạo UBND phường Long Bình, quy hoạch ban đầu của tỉnh thì đường này rộng 17m. Nhưng nhiều năm qua, người dân đến sinh sống và xây nhà ở tự phát nên lộ giới hiện chỉ còn hơn 7m. Trước sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều đoạn, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của dân, phường đã đồng ý cho KP6 tự tổ chức làm đường theo hiện trạng.

Đề cập về hướng giải quyết mâu thuẫn giữa người dân hai khu vực, Phó chủ tịch UBND phường Long Bình Nguyễn Quốc Vương cho biết, trước quan hệ khá căng thẳng những ngày gần đây, chính quyền địa phương đã xuống kiểm tra, hòa giải. Lãnh đạo phường yêu cầu hai khu phố sửa lại đường mương thoát nước sát vào lề, gần trụ điện. Điều đáng nói là một số hộ dân của KP5A không thực hiện sự chỉ đạo này, nên phường quyết định tạm ngưng thi công: "Mới đây, chúng tôi có mời đại diện bà con lên phường làm việc. Qua đó đề nghị, trong thời gian 15 ngày, nếu hai bên không đi đến thống nhất thì KP6 phải lấp đường mương hiện tại. Bên cạnh đó, mương thoát nước của KP5 cũng không được công nhận. Quan điểm của phường vẫn muốn đường sớm hoàn thành để việc đi lại thuận tiện hơn. Tôi nghĩ rằng, người dân mỗi bên không nên vì quan điểm riêng mà làm mất lợi ích, ý nghĩa của một con đường sạch đẹp, khang trang"- ông Vương nhấn mạnh.                                                                   

Ngọc Liên

 

 

 



Gọi điện cho số lạ: Coi chừng mất tiền oan!


Thời gian gần đây, nhiều người bất ngờ nhận được điện thoại có mã số 881XXXXXXXX, 882XXXXXXX. Điều đáng nói là sau khi "nhá" máy cho đổ chuông, số điện thoại này liền tắt, tạo cuộc gọi nhỡ. Một vài người dù biết số lạ nhưng vẫn gọi lại thì liền sau đó, tài khoản trong máy của người gọi bị giảm đáng kể…

Kể lại tình trạng bị những số máy tận đâu đâu gọi cho mình, anh Nguyễn Đức Trung (ngụ phường Long Bình Tân, TP.Biên Hòa), sử dụng điện thoại thuê bao của MobiFone bức xúc nói: "Nhiều ngày liên tiếp, tôi nhận được một số cuộc gọi nhỡ từ số máy có các số đầu 881…, 882… Thực tế, đây là những số rất lạ, nhưng nghĩ rằng có người cần liên hệ nên tôi gọi lại. Song lần nào cũng vậy, chuông đổ liên hồi nhưng phía bên kia đều không nghe máy; hoặc chỉ trả lời theo kiểu chuyển hướng cuộc gọi số máy khác. Mỗi lần bấm máy cho những số kể trên, dù thời gian gọi chưa đến 30 giây nhưng trong tài khoản của tôi đều giảm hơn 60.000 đồng/cuộc".

Giải thích về tình trạng số máy lạ 881, 882, hai nhà mạng MobiFone và VinaPhone cho biết, đó là mã số từ nước ngoài. Mục đích của chủ nhân các số này khi nhá máy cho thuê bao di động ở Việt Nam nhằm rút tiền trong tài khoản của số máy đã gọi. Cụ thể, khi thuê bao di động ở Việt Nam gọi đến các số điện thoại quốc tế nêu trên, thường được trả lời bằng chế độ tự động, hướng dẫn khách hàng bấm số nội bộ hoặc số nhánh để mời chào sử dụng dịch vụ. Nếu thời gian gọi kéo dài, bên kia càng thu lợi từ tài khoản của khách hàng trong nước. Đã có trường hợp, thuê bao trong nước tiến hành bấm máy vài lần cho những số lạ, sau đó mới tá hỏa vì tài khoản cạn kiệt nhưng không hiểu vì sao. Ngoài cách nhá máy, một vài kẻ chủ mưu còn nhắn tin SMS nhằm dụ người trong nước gọi lại để họ dễ bề "móc túi" người dùng điện thoại.

Một đại diện của Vinaphone khuyến cáo, để tránh các cuộc gọi có thể gây tốn kém, khách hàng hãy đến các điểm viễn thông tỉnh, thành phố, mang theo SIM và chứng minh nhân dân, yêu cầu giao dịch viên khóa chiều gọi quốc tế. Mặt khác, cần nâng cao cảnh giác, kiểm tra kỹ số điện thoại quốc tế trước khi thực hiện cuộc gọi thì mới không sập "bẫy" của kẻ xấu.

Đan Thanh

 

 



Gọi điện cho số lạ: Coi chừng mất tiền oan!


Thời gian gần đây, nhiều người bất ngờ nhận được điện thoại có mã số 881XXXXXXXX, 882XXXXXXX. Điều đáng nói là sau khi "nhá" máy cho đổ chuông, số điện thoại này liền tắt, tạo cuộc gọi nhỡ. Một vài người dù biết số lạ nhưng vẫn gọi lại thì liền sau đó, tài khoản trong máy của người gọi bị giảm đáng kể…

Kể lại tình trạng bị những số máy tận đâu đâu gọi cho mình, anh Nguyễn Đức Trung (ngụ phường Long Bình Tân, TP.Biên Hòa), sử dụng điện thoại thuê bao của MobiFone bức xúc nói: "Nhiều ngày liên tiếp, tôi nhận được một số cuộc gọi nhỡ từ số máy có các số đầu 881…, 882… Thực tế, đây là những số rất lạ, nhưng nghĩ rằng có người cần liên hệ nên tôi gọi lại. Song lần nào cũng vậy, chuông đổ liên hồi nhưng phía bên kia đều không nghe máy; hoặc chỉ trả lời theo kiểu chuyển hướng cuộc gọi số máy khác. Mỗi lần bấm máy cho những số kể trên, dù thời gian gọi chưa đến 30 giây nhưng trong tài khoản của tôi đều giảm hơn 60.000 đồng/cuộc".

Giải thích về tình trạng số máy lạ 881, 882, hai nhà mạng MobiFone và VinaPhone cho biết, đó là mã số từ nước ngoài. Mục đích của chủ nhân các số này khi nhá máy cho thuê bao di động ở Việt Nam nhằm rút tiền trong tài khoản của số máy đã gọi. Cụ thể, khi thuê bao di động ở Việt Nam gọi đến các số điện thoại quốc tế nêu trên, thường được trả lời bằng chế độ tự động, hướng dẫn khách hàng bấm số nội bộ hoặc số nhánh để mời chào sử dụng dịch vụ. Nếu thời gian gọi kéo dài, bên kia càng thu lợi từ tài khoản của khách hàng trong nước. Đã có trường hợp, thuê bao trong nước tiến hành bấm máy vài lần cho những số lạ, sau đó mới tá hỏa vì tài khoản cạn kiệt nhưng không hiểu vì sao. Ngoài cách nhá máy, một vài kẻ chủ mưu còn nhắn tin SMS nhằm dụ người trong nước gọi lại để họ dễ bề "móc túi" người dùng điện thoại.

Một đại diện của Vinaphone khuyến cáo, để tránh các cuộc gọi có thể gây tốn kém, khách hàng hãy đến các điểm viễn thông tỉnh, thành phố, mang theo SIM và chứng minh nhân dân, yêu cầu giao dịch viên khóa chiều gọi quốc tế. Mặt khác, cần nâng cao cảnh giác, kiểm tra kỹ số điện thoại quốc tế trước khi thực hiện cuộc gọi thì mới không sập "bẫy" của kẻ xấu.

Đan Thanh

 

 



Đường nham nhở, bao giờ thi công xong?


Do không thống nhất quan điểm về quá trình thi công, nâng cấp một đoạn đường dân sinh nên công trình đang làm phải bỏ dở dang. Điều này không chỉ làm đường trở nên nham nhở, mà còn gây nguy hiểm cho người đi đường…

Những ngày qua, quan hệ của bà con khu vực tổ 35, KP5A và tổ 13, 15 KP6, phường Long Bình (TP.Biên Hòa) trở nên căng thẳng. Nguyên nhân là vì không thỏa thuận được vị trí làm hệ thống thoát nước hai bên đường.

* Mâu thuẫn không đáng có

Trước đây, từ đường Bùi Văn Hòa dẫn vào KP6 và KP5A, phường Long Bình là đường đất, dài khoảng 1.000m. Do lượng xe lưu thông trên đường ngày càng nhiều, khiến đường nhanh chóng xuống cấp. Tuy nhiên, đây chỉ là đường nhánh nên chưa được Nhà nước đầu tư trải nhựa. Để đường sạch đẹp và đi lại dễ dàng, cư dân đã xin chủ trương của UBND phường cho nâng cấp đoạn đường dài 220m, tổng kinh phí khoảng 850 triệu đồng do nhân dân tổ 13, 15 KP6, đóng góp. Qua đó, bà con tự đóng góp kinh phí, tổ chức chọn đơn vị thi công, bầu ban chỉ đạo để quản lý, giám sát và thực hiện công trình. Những gia đình trên đường này còn tự nguyện di dời, đập bỏ những phần xây lấn ra đường.  

Đường ở KP6 bị tạm ngưng thi công trở nên nhếch nhác, gây nguy hiểm cho người đi đường.
Đường ở KP6 bị tạm ngưng thi công trở nên nhếch nhác, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Ngày 23-8-2012, đường được khởi công, dự kiến sẽ hoàn thành sau 2 tháng. Thế nhưng, khi thực hiện đào đường mương thoát nước, đến giáp ranh KP5A thì bị một số hộ dân tại đây phản ứng. Từ đó, hai bên lời qua tiếng lại, không ai chịu ai. Ông Nguyễn Duy Hinh, Trưởng ban chỉ đạo công trình của KP6 cho biết: "Trước khi khởi công, chúng tôi đã mời trưởng khu phố và người dân của tổ 35, KP5A để cùng nhau bàn bạc, thống nhất phương án thực hiện sao cho hiệu quả nhất. Đáng tiếc là mọi người bên đó không chịu hợp tác với chúng tôi. Họ tự ý làm mương thoát nước không đúng vị trí và lấn ra đường. Thực ra, ban đầu chúng tôi làm hệ thống thoát nước phía bên này sát lề đường, song bên kia không chịu dời đường mương phía bên đó vào trong. Họ cố tình lấn, buộc lòng chúng tôi cũng lấn ra, nhưng vẫn đúng với thiết kế".

* Đôi bên cùng…lấn đường

Theo lãnh đạo UBND phường Long Bình, quy hoạch ban đầu của tỉnh thì đường này rộng 17m. Nhưng nhiều năm qua, người dân đến sinh sống và xây nhà ở tự phát nên lộ giới hiện chỉ còn hơn 7m. Trước sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều đoạn, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của dân, phường đã đồng ý cho KP6 tự tổ chức làm đường theo hiện trạng.

Đề cập về hướng giải quyết mâu thuẫn giữa người dân hai khu vực, Phó chủ tịch UBND phường Long Bình Nguyễn Quốc Vương cho biết, trước quan hệ khá căng thẳng những ngày gần đây, chính quyền địa phương đã xuống kiểm tra, hòa giải. Lãnh đạo phường yêu cầu hai khu phố sửa lại đường mương thoát nước sát vào lề, gần trụ điện. Điều đáng nói là một số hộ dân của KP5A không thực hiện sự chỉ đạo này, nên phường quyết định tạm ngưng thi công: "Mới đây, chúng tôi có mời đại diện bà con lên phường làm việc. Qua đó đề nghị, trong thời gian 15 ngày, nếu hai bên không đi đến thống nhất thì KP6 phải lấp đường mương hiện tại. Bên cạnh đó, mương thoát nước của KP5 cũng không được công nhận. Quan điểm của phường vẫn muốn đường sớm hoàn thành để việc đi lại thuận tiện hơn. Tôi nghĩ rằng, người dân mỗi bên không nên vì quan điểm riêng mà làm mất lợi ích, ý nghĩa của một con đường sạch đẹp, khang trang"- ông Vương nhấn mạnh.                                                                   

Ngọc Liên

 

 

 



Sản xuất nông nghiệp xanh


Mỗi năm, nông dân trong tỉnh dùng hàng trăm tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Việc lạm dụng thuốc BVTV, phân hóa học sẽ làm môi trường bị ô nhiễm. Hiện ngành nông nghiệp đang khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp xanh.

Sản xuất nông nghiệp xanh chính là canh tác theo hướng GAP (thực hành nông nghiệp tốt), sinh thái… Nông sản, thực phẩm sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong quá trình chăm sóc, nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học hạn chế sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học, sản phẩm vẫn cho năng suất, chất lượng cao và môi trường được đảm bảo.

* Mô hình sản xuất xanh

Năm 2012, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới thường xuyên nhắc đến nền kinh tế xanh, đồng thời tổ chức nhiều chiến dịch nhằm bảo vệ môi trường và khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chống biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp xanh hay là nông nghiệp sinh thái, phòng trừ dịch hại tổng hợp, theo hướng GAP… được nhiều tỉnh, thành đề cập đến. Mục đích nhằm tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng và giữ cho môi trường trong lành, giảm thiểu tác động đến biến đổi khí hậu. Những mô hình sản xuất xanh thường ứng dụng các kỹ thuật mới, giảm chi phí đầu tư và ít sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học. Cụ thể, nhiều nông dân sử dụng nấm xanh để phun xịt cho cây lúa, phòng sâu cuốn lá, rầy nâu, không ảnh hưởng sức khỏe.

Một ruộng lúa ở ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) dùng nấm xanh phun, năng suất cao hơn gần 1 tấn/hécta/vụ.          Ảnh: H. Giang
Một ruộng lúa ở ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) dùng nấm xanh phun, năng suất cao hơn gần 1 tấn/hécta/vụ. Ảnh: H. Giang

Ông Biện Thành Bụi, ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu), kể: "Tôi có 2,5 hécta đất trồng lúa 3 vụ/năm. Trước đây, để phòng trừ rầy nâu, mỗi vụ tôi phải tốn 1 triệu đồng/hécta tiền mua thuốc thuốc hóa học. Nhưng 2 vụ nay, tôi dùng nấm xanh phun xịt lúa không bị rầy, năng suất tăng gần 1 tấn/hécta/vụ, chi phí mua thuốc giảm 800 ngàn đồng/hécta/vụ". Anh Nguyễn Văn Thanh ở ấp 8, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), cho hay: "Gần 2 năm nay, vườn tiêu của tôi chuyển sang canh tác theo hướng giảm phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng phân bón hữu cơ và dùng thuốc sinh học ít gây hại cho môi trường. Kết quả vườn tiêu của tôi tưởng phải phá bỏ vì sâu bệnh đã phục hồi lại và cho năng suất khá cao".

Không chỉ trồng trọt mà trong chăn nuôi, nhiều trang trại áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm, hạ giá thành sản phẩm. Ví như, tận dụng nguồn phân thải làm hầm biogas để đun nấu, thắp sáng và chạy máy phát điện…

* Con đường phải đi

Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nông dân chính là người phải chịu ảnh hưởng lớn nhất. Một trong các giải pháp góp phần làm chậm quá trình biến đổi khí hậu là sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường.

Ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết: "Hiện nay, tỉnh đang ưu tiên phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với cây lúa, vận động nông dân canh tác theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, các cây trồng khác theo hướng phòng trừ dịch hại tổng hợp giảm phân hóa học, thuốc BVTV. Do đó, dù thời tiết trong tỉnh 3-4 năm lại đây có nhiều bất thường nhưng năng suất nhiều loại cây trồng mỗi năm đều tăng".

Áp dụng theo các mô hình sản xuất xanh ngoài năng suất, chất lượng các loại nông sản, thực phẩm được cải thiện thì đầu ra cũng thuận lợi hơn. Ví như cây xoài của hợp tác xã xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc) sản xuất theo quy trình GAP, năng suất cao hơn các hộ sản xuất theo phương pháp truyền thống 5-8 tấn/hécta/năm và đầu ra luôn có giá cao hơn. Các hộ là thành viên trong câu lạc bộ năng suất cao của tỉnh đều có năng suất cây trồng cao hơn những hộ ở ngoài là vì áp dụng các tiến bộ khoa học, sản xuất thân thiện với môi trường. Việc bảo vệ môi trường hiện nay được tỉnh rất xem trọng, bởi bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống trong tương lai.

Khánh Minh

 



Trăn trở với ngành chăn nuôi


Là người Long Khánh, hơn 30 năm trước ông Phan Văn Danh (Phó chủ nhiệm Hội Doanh nhân Việt kiều Úc; Chủ nhiệm HTX dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú – huyện Xuân Lộc) cùng gia đình sang Úc định cư. Bao năm bươn chải rồi ông cũng thành lập cho mình được một doanh nghiệp (DN). Khi về thăm lại quê hương, ông luôn trăn trở cho ngành nông nghiệp trong nước và muốn cùng chia sẻ với người nông dân.

Ông Phan Văn Danh (trái) đang giới thiệu về phụ gia cho chăn nuôi tại một hội thảo ở Biên Hòa giữa tháng 8 vừa qua. Ảnh: V. NAM
Ông Phan Văn Danh (trái) đang giới thiệu về phụ gia cho chăn nuôi tại một hội thảo ở Biên Hòa giữa tháng 8 vừa qua. Ảnh: V. NAM

13 năm trước, trong lần về thăm lại quê hương, ông nhận thấy ngành chăn nuôi trong nước khá bấp bênh. Người chăn nuôi luôn đứng trước nguy cơ thua lỗ. "Nông dân chăn nuôi nhỏ khá nhiều, kỹ thuật và điều kiện chuồng trại không được tốt; chất lượng giống chưa cao, dịch bệnh liên tục xảy ra, đây là điều bất lợi. Chăn nuôi như thế khó mà bền vững" – ông Danh chia sẻ.

Điều trăn trở là làm thế nào để người chăn nuôi có lãi, ngành chăn nuôi bền vững hơn đã luôn đeo đẳng ông khi về tới Úc. Và rồi, ông quyết định nghiên cứu về lĩnh vực này. Suốt 3 năm ông nghiên cứu tài liệu về chăn nuôi heo của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Từ sản xuất con giống đến kỹ thuật chăm sóc. Ông tìm đến nhiều vùng chăn nuôi ở Úc, Mỹ, Canada  để tìm hiểu sâu lĩnh vực này. Hoạt động của ông chỉ thực sự gắn với ngành chăn nuôi từ năm 2009. Mùa hè năm đó, ông Danh từ Úc bay sang Canada để tìm mua heo giống. Ở đây, ông được một người bạn mời đi tham quan hội chợ về ngành chăn nuôi. Đến hội chợ này, ông dường như được thỏa cơn khát trước những thông tin về ngành chăn nuôi heo. Thế nhưng dấu ấn lớn nhất tại hội chợ, đó là 2 chất: dryStart (bột làm khô chuồng trại chăn nuôi và giữ ấm cho heo con) và  leanStart (vitamin, phụ gia dùng cho heo thịt để tăng trọng và giảm mỡ).

Ông Danh kể: "Khi nghe đơn vị sản xuất những chất này giới thiệu, không chỉ tôi bị cuốn hút mà hai nhà khoa học trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam cùng đi cũng phải thừa sản phẩm là giải pháp hữu hiệu của ngành chăn nuôi hiện nay".  Suốt từ năm 2009 đến đầu năm 2012, ông Danh  tất tả lo thủ tục để đưa hai sản phẩm này về Việt Nam phục vụ cho ngàn chăn nuôi. Tháng 7 vừa qua, Cục Chăn nuôi đã công nhận leanStart là sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam. Trước đó ông Danh đã nhờ đến Viện Khoa học – kỹ thuật nông nghiệp miền Nam và Trung tâm dịch vụ  phân tích thí nghiệm TP.Hồ Chí Minh phân tích chất leanStart xem có chứa các chất cấm không. Đồng thời Viện này cũng là đơn vị nuôi thí nghiệm heo sử dụng chất leanStar để đối chứng về tỷ lệ tăng trọng cũng như giảm độ mỡ của heo. Kết quả cho thấy khá khả quan. Ông Danh rất mừng và hy vọng đây là sản phẩm "đánh đuổi" chất cấm và có thể chia sẻ phần nào với người chăn nuôi.

 Vốn là một doanh nhân ở Úc nên ông Danh dễ dàng đàm phán với nhà sản xuất các phụ gia này cho HTX dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú làm nhà phân phối độc quyền sản phẩm tại Việt Nam và Đông Nam Á. Hai sản phẩm dryStart và leanStart đang được nhiều người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh đón nhận khá tốt. Ông Danh cũng cho biết thêm, HTX đang lập một dự án liên kết với một tập đoàn sản xuất heo giống của Canada để phát triển heo giống tại Việt Nam thời gian tới.

Vân Nam 

 

 

 



Thị trường máy móc, thiết bị: Nhập nhèm xuất xứ


Dạo qua những cửa hàng chuyên bán các loại máy bơm, nén khí, phát điện, máy cắt cỏ, phun thuốc ở Biên Hòa… nhìn đâu cũng thấy hàng Trung Quốc nằm lẫn lộn với các nước khác. Không ít người bán các loại máy móc trên cố tình nhập nhèm xuất xứ hàng hóa để che mắt người tiêu dùng.

Nhiều loại máy móc của Trung Quốc "nhái" theo nguyên xi mẫu mã của các thương hiệu được thị trường ưa chuộng. Trên các loại máy móc này thường có nhãn ghi "Technology of Japan", "Technology of Taiwan" hoặc "Italy Technology"… và không ít người bán chỉ vào hàng chữ này để khẳng định đây là hàng Nhật, Đài Loan, Ý.

* Hàng Trung Quốc án ngữ mặt tiền

Quan sát trên thị trường, loại máy móc, thiết bị nào cũng có hàng Trung Quốc, từ phụ tùng ô tô, xe máy đến các loại máy cắt cỏ, phun thuốc, máy nén khí, phát điện…Dạo qua nhiều cửa hàng, một điều dễ thấy là hàng Trung Quốc chiếm một tỷ lệ khá cao và thường được trưng bày ngay mặt tiền nhằm thu hút khách. Khách đến hỏi, người bán thường giới thiệu các mẫu hàng Trung Quốc, Đài Loan với ưu thế giá rẻ, chỉ khi hỏi đến hàng Nhật, Ý, chủ cửa hàng mới chỉ một vài mẫu để sâu trong kệ. Với người có chủ ý tìm mua máy móc Việt Nam chất lượng cao thì nhiều cửa hàng trả lời không bán hoặc chỉ có một vài thương hiệu với rất ít chủng loại hàng cho khách lựa chọn.

Hàng Trung Quốc bày bán tại nhiều cửa hàng bán máy móc, thiết bị. (Ảnh chụp tại một cửa hàng trên quốc lộ 1A, TP. Biên Hòa). Ảnh: B. Nguyên
Hàng Trung Quốc bày bán tại nhiều cửa hàng bán máy móc, thiết bị. (Ảnh chụp tại một cửa hàng trên quốc lộ 1A, TP. Biên Hòa). Ảnh: B. Nguyên

Anh V, chủ một cửa hàng chuyên bán các loại máy bơm, nén khí, phát điện…trên quốc lộ 1A thừa nhận, hàng Trung Quốc vẫn được thị trường chuộng nhất vì giá rẻ, mẫu mã bắt mắt. Hiện các loại máy nén khí chuyên dùng trong ngành chế biến gỗ, rửa xe, bơm hơi… nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, Đức xuất hiện trên thị trường chủ yếu là hàng "second hand" vì giá sản phẩm mới rất cao, ngay cả máy cũ cũng đắt hơn hẳn hàng mới của Trung Quốc. Với máy phát điện loại nhỏ thường được các hộ gia đình, điểm kinh doanh mua về sử dụng do Việt Nam sản xuất hoặc công ty Đài Loan lắp ráp tại Việt Nam cũng có mức giá gần gấp đôi hàng nhập từ Trung Quốc. Hàng chính hãng của Nhật, Ý, Đức…càng khó bán vì giá quá cao, trong khi người mua thường quan niệm máy phát điện lâu lâu mới xài nên không cần đầu tư quá nhiều tiền.

* Nhập nhèm xuất xứ

Chủ cửa hàng M.T tại phường Tân Biên, TP. Biên Hòa cho biết, không ít trường hợp khách mang máy nén khí, máy bơm đến sửa chữa khẳng định đây là hàng Nhật, Ý vì khi mua có đầy đủ chứng từ về nguồn gốc xuất xứ. Nhưng với thợ sửa máy nhìn vào biết ngay đây là hàng "Trung Quốc chính hãng". Nhiều khách thiếu kinh nghiệm cũng dễ bị người bán qua mắt khi chỉ vào nhãn hàng ghi "Technology of Japan", "Italy Technology"… và khẳng định là hàng Nhật, Ý, nhưng thực chất đều là hàng Trung Quốc sản xuất nhái theo công nghệ các nước này. "Sản phẩm Trung Quốc không có mẫu mã, thiết kế riêng mà thường "nhái" theo các thương hiệu được thị trường ưa chuộng. Nhưng người tiêu dùng có thể phân biệt nếu chú ý so sánh vì hàng "nhái" thường nhẹ hơn rất nhiều so với hàng chính hãng", chủ cửa hàng trên nhận xét.

Anh Tiến, thợ điện tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa nhận định, không chỉ các loại máy bơm dân dụng mà cả máy bơm trong phòng cháy chữa cháy, hàng Trung Quốc nhái các thương hiệu nổi tiếng của Ý, Nhật khá phổ biến. Máy bơm Trung Quốc khi chạy kêu rất to, tiêu thụ nhiều điện và dễ bị cháy mô tơ sau một thời gian sử dụng. Chủ cửa hàng Quốc Bảo ở phường Tân Biên, TP. Biên Hòa so sánh, một chiếc máy xịt thuốc sâu Trung Quốc giá chỉ hơn triệu đồng trong khi máy Nhật đến 5 triệu nên dù chỉ bảo hành 1 tháng, chất lượng kém hơn nhiều nhưng không ít nông dân vẫn chọn mua. "Hàng Trung Quốc giá rất rẻ, ăn lời nhờ bán phụ tùng, thiết bị vì máy móc thường xuyên hỏng hóc, chỉ cần dăm lần sữa chữa, thay thế phụ tùng là chi phí đã đội lên không thua hàng xịn.", anh Tiến nói.

Bình Nguyên

 



Giá bột khoai tây giảm mạnh


(ĐN)- Anh Nguyễn Văn Khỏe, Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Hòa Bình (phường Tân Biên, TP.Biên Hòa) cho biết, giá bột khoai tây nhập khẩu hiện xuống thấp nhất từ trước tới nay. Giá bột chỉ còn 28 ngàn đồng/kg, giảm 24 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm 2001 và giảm 15 ngàn đồng/kg so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân giá bột khoai tây giảm do lượng cung của các nhà sản xuất tại châu Âu lớn trong khi nhu cầu của thế giới thời gian qua giảm mạnh. Bột khoai tây được các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong nước sử dụng sản xuất mì gói và nhiều loại bánh.

K.G  



Thị trường dầu biến động không đồng nhất tuần qua


 Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN)

Cùng với các thị trường hàng hóa khác, thị trường dầu mỏ thế giới trong tuần qua đã diễn biến trái chiều trong bối cảnh nhà đầu tư bị phân tâm giữa những đồn đoán về triển vọng gói cứu trợ đầy đủ cho Tây Ban Nha, những nghi ngờ ngày càng gia tăng về tác động của gói nới lỏng định lượng (QE) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cùng căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ lại trỗi dậy, đe dọa tới nguồn cung.

Giá dầu đã đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần 24/9, cùng chiều với sự sụt giảm của vàng, chứng khoán, và các hàng hóa khác, do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) lại gia tăng.

Sự không thống nhất giữa Pháp và Đức về biện pháp giải quyết “cơn bão nợ” cũng gây lo lắng cho các nhà đầu tư, tạo sức ép bán tháo trên các thị trường tài chính và hàng hóa, qua đó tác động lên giá dầu. Thêm vào nữa, bình luận của quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới Arập Xêút rằng, sẽ từng bước kiềm chế giá dầu tăng quá cao cũng là nhân tố góp phần đẩy “vàng đen” xuống giá.

Tuy nhiên, ngay trong phiên tiếp theo 25/9, giá dầu đã đảo chiều tăng trở lại sau khi Mỹ, Anh, Pháp và Đức kêu gọi áp lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Iran (liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của quốc gia này).

Các lệnh trừng phạt – dự kiến sẽ được chính thức thông qua vào ngày 15/10 tới – nhằm vào các lĩnh vực năng lượng, tài chính, thương mại và giao thông của Iran. Cũng ngay trong ngày đầu tuần này, Chính phủ Mỹ đã thắt chặt trừng phạt tài chính đối với Iran.

Giá dầu lại quay đầu hạ nhiệt trong phiên 26/9 sau bài phát biểu của một quan chức FED, làm dấy lên những nghi ngờ về hiệu quả của gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3).

Nhân tố châu Âu tiếp tục hạn chế đà tăng giá của “vàng đen” trên thị trường châu Á trong phiên 27/9, bất chấp hoạt động “săn” hàng giá rẻ của giới đầu tư. Tâm lý của nhà đầu tư châu Á trong phiên này bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc tổng bãi công ở Hy Lạp và các cuộc biểu tình ở Tây Ban Nha nhằm phản đối việc chính phủ các nước này thực thi chính sách khắc khổ nhằm đổi lấy gói cứu trợ tài chính. Tâm điểm chú ý của giới đầu tư lúc này lại hướng trở về châu Âu, trong đó Tây Ban Nha và Hy Lạp là những quan ngại chính.

Hãng tin Anh Reuters ngày 27/9 cũng đưa tin “bộ ba” tham gia cứu trợ Hy Lạp – gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – vẫn bất đồng về cách thức đưa nước này ra khỏi bờ vực khủng hoảng nợ công.

Giới quan sát cho rằng những tranh cãi trong kế hoạch cứu trợ Hy Lạp phản ánh những lo ngại sâu sắc hơn về khả năng cắt giảm nợ công của nước này, hiện tương đương 160% GDP, cũng như khả năng Hy Lạp có thể khôi phục lòng tin đối với các nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng mua trái phiếu của Athens.

Tuy nhiên, cùng ngày tại thị trường châu Âu và Mỹ (mở cửa muộn hơn) giá dầu lại tăng lên sau khi Tây Ban Nha công bố ngân sách khắc khổ cho tài khóa 2013, làm dấy lên hy vọng sáng sủa hơn cho Khu vực Eurozone nợ nần chồng chất.

Ngoài ra, giá “vàng đen” còn được hậu thuẫn nhờ những căng thẳng đang gia tăng trở lại ở khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ (giữa Iran và phương Tây), khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng nguồn cung sẽ trở nên khó khăn hơn, cùng những đồn đoán cho rằng Chính phủ Trung Quốc có khả năng tung ra các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung nhằm vực dậy sự tăng trưởng đang chậm lại ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Trong phiên cuối tuần 28/9, giá dầu đã tiếp tục đi lên trên tất cả các thị trường với sự hậu thuẫn từ đồng USD yếu, các bước đi giải quyết núi nợ của Tây Ban Nha và căng thẳng leo thang tại Trung Đông.

Đóng cửa phiên cuối tuần 28/9 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11/2012 tăng 53 xu lên 92,38 USD/thùng, song vẫn thấp hơn mức chốt lại của tuần trước nữa là 93,09 USD/thùng.

Trong tuần, đã có lúc giá dầu ở hợp đồng này tụt xuống dưới 89 USD/thùng – mức thấp nhất trong hai tháng qua (chỉ còn 88,95 USD/thùng tại một thời điểm trong phiên 25/9).

Còn tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 1,05 USD lên 113,06 USD/thùng, cao hơn so với mức đóng cửa của cuối tuần trước nữa là 110,37 USD/thùng./.

TTXVN



57 cơ sở khắc phục xong ô nhiễm


(ĐN)- Sở Tài nguyên và môi trường cho biết, căn cứ theo Thông tư 07-2007 của Bộ Tài nguyên – môi trường về kiểm tra phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường  thì toàn tỉnh có 150 cơ sở bị xếp vào danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài bị xử phạt hành chính, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải có lộ trình khắc phục ô nhiễm theo thời gian quy định của UBND tỉnh. Đến cuối tháng 9-2012, có 57 cơ sở khắc phục xong ô nhiễm, 67 cơ sở đang trong quá trình kiểm tra khắc phục và rà soát hồ sơ, nếu đạt yêu cầu sẽ đề nghị tỉnh chứng nhận hoàn thành ô nhiễm.

Hiện vẫn còn lại 26 cơ sở quá hạn thời gian khắc phục ô nhiễm nhưng chưa có báo cáo hoàn thành các biện pháp khắc phục ô nhiễm.

Khánh Minh

 



Giá các loại cá nước ngọt tăng 2-3 ngàn đồng


(ĐN)- Hiện nay, giá cá nước ngọt, như: điêu hồng, chép, trê và các loại cá tạp được bán tại ao, bè tăng khoảng 2-3 ngàn đồng/kg so với giữa tháng 9-2012. Theo một số thương lái, cá nước ngọt lúc này tăng giá là do đầu ra hút hàng.

Thu hoạch cá điêu hồng nuôi ở bè của anh Cần trên sông Cái thuộc phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa).
Thu hoạch cá điêu hồng nuôi ở bè của anh Cần trên sông Cái thuộc phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa).

 Ông Trần Đức Cần, chủ trên 10 bè cá trên sông Cái thuộc phường Thống Nhất (TP. Biên Hòa), cho biết, cá điêu hồng hiện tăng lên 30-31 ngàn đồng/kg, cá chép 40 ngàn đồng/kg, còn cá trê và các loại cá tạp khác khoảng 17-18 ngàn đồng/kg. Với giá cá tăng như hiện tại thì người nuôi chỉ huề vốn, vì từ đầu năm đến nay, giá thức ăn thủy sản và các loại thuốc thủy sản được điều chỉnh tăng nhiều lần, trong khi giá cá bán ra rất thấp.

H. Giang

 

 

 



Đại úy Trương Anh Đức.


Đại úy Trương Anh Đức.
Đại úy Trương Anh Đức.

Hơn 13 năm gắn bó trong ngành công an, gần một năm làm Phó trưởng Công an phường Hòa Bình (TP.Biên Hòa), Đại úy Trương Anh Đức luôn tận tâm với công việc, góp phần tích cực vào công tác giữ gìn tốt an ninh trật tự (ANTT) ở địa phương.

* Sâu sát với dân

Năm 2004, tốt nghiệp Trường đại học Cảnh sát nhân dân TP.Hồ Chí Minh, chuyên ngành cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, chàng sĩ quan trẻ Trương Anh Đức được phân công về Công an phường Quang Vinh làm cảnh sát khu vực. Tuổi trẻ, với niềm say mê nghề nghiệp, lại được làm việc đúng chuyên ngành đào tạo nên anh luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Phát huy vai trò trách nhiệm của một người chiến sĩ công an nhân dân, Đại úy Đức đã thực hiện tốt công tác quản lý nhân, hộ khẩu, quản lý đối tượng, đặc biệt là thực hiện tốt công tác phát động quần chúng nhân dân tham gia tấn công, trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo ANTT tại địa bàn mình được giao, qua đó được quần chúng nhân dân tin yêu, cảm mến.

Tháng 9-2011, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, Trương Anh Đức được cấp trên tin tưởng, điều động về làm Phó trưởng Công an phường Hòa Bình, phụ trách mảng trật tự xã hội. Để giữ gìn tốt ANTT địa bàn, anh đã chủ động tham mưu cho Trưởng công an phường Hòa Bình phát động mạnh mẽ phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", củng cố Ban bảo vệ dân phố, các tổ chức quần chúng làm công tác ANTT ở cơ sở; tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, đấu tranh tố giác tội phạm. Mỗi khi có vụ việc về ANTT xảy ra, Đại úy Đức đều tích cực chỉ đạo tập trung lực lượng ở địa phương khẩn trương điều tra làm rõ.

Nhờ bám sát địa bàn, cơ sở, được quần chúng nhân dân tin yêu, giúp đỡ nên trong thời gian qua, bản thân Đại úy Đức và Công an phường Hòa Bình đã nhận được nhiều nguồn tin có giá trị do quần chúng nhân dân cung cấp, kịp thời điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội, thu hồi tài sản trả lại cho người bị hại. Điển hình, vào ngày 26-7, anh Đặng Ngọc Sang (28 tuổi, ngụ tại KP4) đến công an phường trình báo về việc gia đình anh bị kẻ gian đột nhập lấy trộm 1 laptop hiệu Dell trị giá 4,5 triệu đồng. Ngay sau khi nhận được tin báo, Đại úy Đức đã chỉ đạo lực lượng nhanh chóng xuống hiện trường, tiến hành rà soát, xác minh các đối tượng xung quanh có dấu hiệu nghi vấn. Với sự nhanh nhạy, sắc bén, sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của Đại úy Đức, chỉ sau 4 giờ, Công an phường Hòa Bình đã điều tra làm rõ đối tượng phạm tội, thu hồi tài sản trả lại cho người bị hại.

* Gắn bó với đồng đội

Không chỉ là một phó trưởng công an phường hết lòng với công việc, Đại úy Đức còn là một cán bộ công an có tấm lòng nhân hậu. Anh đã cùng với các đoàn thể của phường cảm hóa, giáo dục nhiều thiếu niên vi phạm pháp luật ở địa phương trở thành người tốt; đồng thời đứng ra bảo lãnh, xin cho các em có việc làm ổn định để hoàn lương. Ông Ngô Văn Sáng, Trưởng ban Bảo vệ dân phố phường Hòa Bình cho biết: "Đại úy Đức là một phó trưởng công an phường rất tận tụy với công việc, gần gũi với đồng đội nên bà con trong phường rất yêu mến". Trung tá Nguyễn Ngọc Châu, Trưởng công an phường, cho biết thêm: "Đồng chí Đức là một phó trưởng công an phường trẻ tuổi, có năng lực và rất tận tụy với công việc. Anh đã tham mưu cho công an phường ra nhiều nghị quyết, chuyên đề về công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn. Anh cũng gần gũi với đồng chí, đồng đội, giải quyết công việc thấu tình, đạt lý nên được quần chúng nhân dân trong phường yêu mến. Những đóng góp quan trọng của Đại úy Đức đã tạo nên sự chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo ANTT, an toàn xã hội trên địa bàn, anh thực sự là tấm gương công an "vì nước quên thân, vì dân phục vụ".

Với những thành tích đạt được, Đại úy Trương Anh Đức đã nhiều lần được cấp trên khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong tấn công trấn áp các loại tội phạm, giữ gìn ANTT tại địa phương.

Hạnh Duyên

 

 

 



Người đảng viên nhiều nhiệt huyết


Ông Phạm Văn Bảy.
Ông Phạm Văn Bảy.

65 tuổi đời, hơn 40 tuổi Đảng, ông Phạm Văn Bảy (ngụ phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa) luôn là người gương mẫu trong mọi phong trào, hoạt động của phường.

Là thương binh hạng 1/4, với nhiều chiến công lập được trong kháng chiến chống Mỹ, ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương và các phần thưởng cao quý. Trở về đời thường, cựu chiến binh Phạm Văn Bảy tích cực tham gia các phong trào của địa phương, như: công tác mặt trận khu dân cư, làm Bí thư Chi bộ 6 – Đảng bộ phường Tân Tiến, Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh… Nhiệt tình với công tác xã hội, ông còn tích cực vận động bà con trong khu phố tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt để hỗ trợ cho người nghèo. Đi đầu là gia đình ông, dù kinh tế khá nhưng việc cưới, gả các con, cháu đều được tổ chức đơn giản mà đầy ý nghĩa. Ông Bảy cho biết: "Học tập Ông thì phải làm theo Ông, những gì tiết kiệm được thì nên cố gắng, không để phát sinh lãng phí vô ích".

Là cán bộ nghỉ hưu nên ông rất coi trọng công tác khuyến học – khuyến tài. Ông đã vận động bà con trong khu phố xây dựng quỹ khuyến học để khuyến khích con em trong khu phố cố gắng học tập. Trong 3 năm (từ 2010 đến  2012), quỹ đã vận động được 21 triệu đồng và kết hợp cùng với quỹ khuyến học của phường trao học bổng cho học sinh nghèo học giỏi, tặng quà cho học sinh giỏi. Hiện nay, khu phố có nhiều gia đình có con em học đại học, nhiều người có bằng thạc sĩ. Riêng gia đình ông Bảy có 2 người con có trình độ thạc sĩ và 1 người có trình độ đại học.

Ông Bảy cũng rất quan tâm đến công tác xã hội hóa giao thông. Năm 2010 và 2011, ông đã vận động nhân dân nâng cấp bê tông nhựa nóng 3 con đường: đường chùa Phi Lai, đường tổ 14, đường hẻm 226 tổ 17, với tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng (trong đó phường hỗ trợ 30 triệu đồng, còn lại là do nhân dân đóng góp).

Được nhân dân và đảng viên trong chi bộ tín nhiệm, năm 2006 ông Bảy được bầu làm Bí thư Chi bộ 6 – Đảng bộ phường Tân Tiến. Hiểu được nhiệm vụ của người bí thư là phải đi sâu, nắm sát tình hình địa phương nên dù đã ngoài 60 tuổi, ông Bảy vẫn lặn lội, tranh thủ thời gian đến thăm, trò chuyện với từng gia đình, vừa để giữ mối quan hệ tình làng nghĩa xóm vừa để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ ý kiến của người dân, ông gặp gỡ và trao đổi công việc với khu phố trưởng để kịp thời tháo gỡ. Nhờ vậy, các nghị quyết của chi bộ luôn tạo được sự đồng thuận và trong nhiều năm liền, chi bộ 6 luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh và là chi bộ tiêu biểu của Đảng bộ phường Tân Tiến. Riêng ông Phạm Văn Bảy vừa vinh dự đượcTỉnh ủy tặng bằng khen đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền (2006-2010).

Hùng Cường

 

 

 

 

 



Nông dân đóng góp hơn 38 tỷ đồng


(ĐN)- Theo tin từ Hội Nông dân tỉnh, trong 9 tháng của năm 2012, các cấp Hội Nông dân  trong tỉnh đã phối hợp với các đoàn thể vận động nông dân đóng góp hơn 38 tỷ đồng, trên 25 ngàn ngày công để làm đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng và nhà tình thương. Từ số tiền vận động, các địa phương xây dựng được 219 căn nhà tình thương, gần 210km đường giao thông nông thôn, nạo vét 41km kênh mương nội đồng và xây dựng mới 81 cầu, cống thoát nước…

Ngoài ra, Hội Nông dân các cấp còn vận động hội viên khá cho các hộ nông dân nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn vay hơn 3 tỷ đồng không tính lãi để có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Các hộ nông dân khá còn giúp các hộ nghèo vài chục ngàn cây, con giống.

Hương Giang



Sự kiện trong tuần (từ ngày 1 đến 7-10-2012)


* Trong nước:

- Ngày 3-10: Tại Lạng Sơn, Bộ Nội vụ tập huấn nghiệp vụ quản lý Nhà nước về thanh niên năm 2012 cho cán bộ, công chức các tỉnh, thành phía Bắc.

- Ngày 5-10: Kỷ niệm 750 năm Thiên Trường – Nam Định; Tổng hội Xây dựng Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, đón nhận Huân chương Độc lập hạng III và Đại hội lần thứ VII (nhiệm kỳ 2012-2017).

- Từ 6 đến 8-10: Tại Thanh Hóa, lễ hội Lam Kinh năm 2012.

*Trong tỉnh:

- Ngày 1-10: Họp về quy hoạch Văn miếu Trấn Biên, họp đoàn xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, lãnh đạo tỉnh nghe báo cáo định mức chi phí quy hoạch xã nông thôn mới trên địa bàn.

- Ngày 2-10: Họp UBND tỉnh về tình hình kinh tế – xã hội, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng 9 tháng của năm 2012 và mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2013; giao ban quý III giữa Thường trực Tỉnh ủy với Thường trực các cấp ủy trực thuộc.

- Ngày 3-10: Hội nghị sơ kết chương trình nông thôn mới năm 2011 và 6 tháng năm 2012; hội nghị triển khai nhiệm vụ phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; lãnh đạo tỉnh làm việc với Amata Thái Lan, tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Vedan.

- Ngày 4-10: Mít tinh kỷ niệm Ngày Toàn dân phòng cháy chữa cháy; lãnh đạo tỉnh làm việc với Ủy ban Quốc phòng – an ninh của Quốc hội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh.

- Ngày 5-10: Lễ trao tặng các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước đợt 2-2012; họp về cơ chế hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi thuộc diện di dời.

P.V (tng hp)



Quan tâm hơn đến công tác tiếp dân


(ĐN)- Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do ông Phạm Ngọc Tuấn, Ủy viên thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND huyện Định Quán về tổ chức bộ máy, kết quả hoạt động của HĐND huyện từ đầu nhiệm kỳ 2011-2016 đến nay và giám sát hoạt động Ban HĐND cấp xã trên địa bàn Định Quán.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện đã tổ chức 4 kỳ họp, ban hành 34 nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, về bầu chức danh, miễn nhiệm chức danh, thu chi ngân sách, xây dựng cơ bản, kế hoạch sử dụng đất, chương trình hoạt động và giám sát của HĐND… Thường trực HĐND và các ban HĐND huyện đã thực hiện 51 cuộc giám sát, khảo sát trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời thực hiện tốt công tác tiếp dân, tiếp xúc cử tri và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng luật định.

Tại buổi làm việc, ông Phạm Ngọc Tuấn đề nghị huyện cần quan tâm hơn đến công tác tiếp công dân, rà soát lại nhân sự của các Ban HĐND huyện để củng cố, kiện toàn; tăng cường công tác phối hợp với MTTQ, UBND huyện trong tiếp xúc cử tri, phục vụ cho công tác thẩm tra và trả lời ý kiến cử tri.

Vũ Cường

 



Ngày tìm lại các Anh


Sáng 29-9, gần 1 ngàn cán bộ, đảng viên và nhân dân các xã, thị trấn của huyện Long Thành đã có mặt tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện để dự lễ truy điệu và an táng hài cốt các liệt sĩ mới được tìm thấy ở xã Bình Sơn.

Các anh hy sinh, không để lại một dòng tên tuổi, địa chỉ, quê quán hay ít nhất cũng là đơn vị chiến đấu…

* Không còn nguyên vẹn

Chiều 20-9, từ nguồn tin báo của các anh Bùi Thanh Vĩnh (xã Bình Sơn) và Vũ Đình Phương (xã An Bình) làm nghề đi dò phế liệu, lực lượng chức năng đã khẩn trương khai quật và tìm kiếm các hài cốt liệt sĩ tại lô cao su thuộc Nông trường cao su Bình Sơn. Trung tá Đoàn Công Tâm, Trưởng ban Chính sách, Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh kể lại: Trong quá trình khai quật, đội đã cẩn thận, tỉ mỉ để cố gắng không để sót lại bất cứ thứ gì liên quan đến các liệt sĩ, đặc biệt là thông tin về tên tuổi, quê quán, đơn vị công tác… nhưng rất tiếc đã không tìm được một thông tin nào. "Điều làm chúng tôi càng đau xót nhất là đã không có một bộ hài cốt nào tìm thấy còn nguyên vẹn. Chỗ thì chỉ tìm thấy xương ống chân, ống tay, chỗ thì những hộp xương sọ được gói trong các bọc nhựa hoặc bằng những mảnh võng dù…" – Trung tá Đoàn Công Tâm nói.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Quân khu 7 thắp hương viếng các liệt sĩ.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Quân khu 7 thắp hương viếng các liệt sĩ.

Theo thông tin mà ông Lâm Văn Âu, nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 4, Sư đoàn 5 (Quân khu 7) cung cấp cho các cơ quan chức năng khi phát hiện và khai quật được số hài cốt nói trên: Vào khoảng 23 giờ ngày 17-9-1969, đơn vị của ông được giao đánh trận Bình Sơn với quân Thái Lan (đây chính là khu vực đã phát hiện được hài cốt). Đơn vị của ông Âu khi đó có khoảng 400 chiến sĩ, khi kết thúc trận đánh đã hy sinh và bị thương khoảng 40 người. Bản thân ông Âu khi tham gia trận đánh đêm đó cũng bị thương nhưng may mắn được 6 đồng đội khác giải cứu và đưa về tuyến sau điều trị. Ngoài những người hy sinh, còn có các đồng đội khác bị thương nặng nhưng đồng đội không thể đột nhập để giải cứu nên đã bị quân Thái Lan giết hại dã man. Từ những gì mà ông Âu còn nhớ, ông nhận định rằng, rất có thể các hài cốt liệt sĩ mới được tìm thấy tại xã Bình Sơn chính là của đồng đội trong đơn vị cũ của ông đã hy sinh.

Trong khi đó, ông Lê Quang Năng, nguyên là y tá của Đại đội 12, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 4, Sư đoàn 5 (Quân khu 7) cho biết, ông vẫn còn lưu lại trong nhật ký chiến đấu của mình từng trận đánh một, trong đó có 2 trận đánh tại khu vực xã Bình Sơn. Trong 2 trận đánh tại xã Bình Sơn có trận diễn ra vào ngày 21-9-1968, quân chủ lực của ta đối đầu với Tiểu đoàn Mãng Xà Vương của Thái Lan, trận thứ hai diễn ra vào ngày 12-5-1969 với Trung đoàn Thái Hắc Báo cũng của Thái Lan. Ông Năng cho rằng, rất có thể ngoài các chiến sĩ của Tiểu đoàn 1 hy sinh tại xã Bình Sơn, còn có các chiến sĩ của Tiểu đoàn 3 cũng đã hy sinh ở đây. Ông Năng cho biết, sau khi báo chí đưa tin tìm thấy nhiều hài cốt liệt sĩ và các di vật kèm theo tại khu vực Nông trường cao su Bình Sơn, nhiều đồng đội đã từng chiến đấu với ông đã gọi điện hỏi thăm tình hình tên tuổi, quê quán, đơn vị của các liệt sĩ.

* Mong tìm tên các anh

Chủ tịch UBND xã Bình Sơn Nguyễn Thanh Phụng cho hay, trong suốt hơn 1 tuần hài cốt của các liệt sĩ được tìm thấy trong Nông trường cao su Bình Sơn đưa về thờ tạm tại trụ sở UBND xã, đã có hàng ngàn lượt người dân trong xã đến viếng và thắp hương để tỏ lòng thành kính và biết ơn các liệt sĩ đã hy sinh trên mảnh đất Bình Sơn này. Nhiều người dân rất mong chờ thông tin của các liệt sĩ, như: tên tuổi, quê quán, đơn vị chiến đấu… được "giải mã" từ những di vật tìm kiếm được. Trước khi hài cốt các liệt sĩ được đưa về Nghĩa trang liệt sĩ huyện Long Thành tổ chức lễ truy điệu và an táng, mẫu hài cốt của các liệt sĩ đã được gửi đi xét nghiệm ADN để tạo thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm tên tuổi, quê quán, đơn vị của các liệt sĩ. Trung tá Đoàn Công Tâm cũng cho biết thêm, việc xử lý các hài cốt liệt sĩ được tìm thấy trước khi an táng được tiến hành tỉ mỉ, khoa học, tránh không để nhầm lẫn. Các cơ quan chức năng cũng đã thống nhất việc an táng 19 họp sọ và xương răng trong 19 chiếc quách ở 19 ngôi mộ, riêng số hài cốt là xương ống chân và ống tay, xương vụn được an táng trong một quách lớn trong một ngôi mộ tập thể nhằm đảm bảo tính trang trọng và mỹ thuật. Ông Tâm cho rằng, khoa học ngày càng tiến bộ, vì vậy khả năng tìm được các thông tin cá nhân của các liệt sĩ sẽ dễ dàng hơn.

Tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Thành.
Tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Thành.
Đoàn viên thanh niên bùi ngùi xúc động đưa các liệt sĩ về nghĩa trang an nghỉ sau lễ truy điệu.  Ảnh: C.Nghĩa
Đoàn viên thanh niên bùi ngùi xúc động đưa các liệt sĩ về nghĩa trang an nghỉ sau lễ truy điệu. Ảnh: C.Nghĩa

Công Nghĩa

 

 

 

 

 

 



Chúc thọ, tặng quà 1.133 cụ tròn 90 tuổi


(ĐN)- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã có thư chúc mừng gửi tới Hội Người cao tuổi (NCT) các cấp và các cụ cao tuổi trong toàn tỉnh nhân kỷ niệm Ngày quốc tế NCT (1-10).

Trưởng ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Nguyễn Thị Kim Liên chúc thọ cụ Nguyễn Thị Dậu (xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc). Ảnh: P. Liễu
Trưởng ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Nguyễn Thị Kim Liên chúc thọ cụ Nguyễn Thị Dậu (xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc). Ảnh: P. Liễu

Trong thư có đoạn viết, những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, phong trào thi đua "Người cao tuổi nêu gương sáng" của Hội NCT toàn tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội, phát triển giáo dục, tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tổ chức sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống gia đình. Qua phong trào, đã xuất hiện nhiều gương điển hình NCT tham gia tích cực các hoạt động xã hội, sống mẫu mực, nêu gương sáng cho con cháu noi theo, góp phần tích cực vào thành tựu chung của tỉnh. Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tin tưởng rằng, Hội NCT tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào "Tuổi cao, gương sáng", ngày càng có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng quê hương đất nước.

 Tỉnh cũng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể tiếp tục quan tâm chăm sóc NCT để NCT được sống vui, sống khỏe, sống có ích cho xã hội.

* Nhân Ngày quốc tế NCT, Ban đại diện Hội NCT tỉnh đã tổ chức đi thăm, tặng quà và chúc thọ các cụ tròn 90 tuổi. Toàn tỉnh có 1.133 cụ tròn 90 tuổi được chúc thọ và tặng quà trong dịp này. Mỗi phần quà trị giá 400 ngàn đồng và bằng chúc thọ của tỉnh.

* Sáng 30-9, Bệnh viện đa khoa Biên Hòa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh và đoàn y, bác sĩ Bệnh viện mắt TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình phẫu thuật mắt cho 120 bệnh nhân là NCT bị các bệnh về mắt, đang sinh sống tại Biên Hòa. Toàn bộ kinh phí của đợt phẫu thuật lần này trị giá gần 80 triệu đồng.

PV-CTV

 

 



Kỷ niệm Ngày quốc tế Người cao tuổi 1-10: Thiết thực chăm lo người cao tuổi


Thấm nhuần đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây", Đồng Nai đã có nhiều hình thức chăm lo người cao tuổi (NCT) hiệu quả và thiết thực.

Bà Lê Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội, Phó ban thường trực Ban công tác NCT tỉnh cho biết: NCT ở Đồng Nai hiện chiếm hơn 7% dân số toàn tỉnh, với trên 177 ngàn người. Trong đó có 182 cụ đang thọ trên 100 tuổi; 1.240 cụ từ 90 – 99 tuổi; gần 24 ngàn cụ từ 80-89 tuổi và hơn 101 ngàn cụ từ 60-80 tuổi.

* Thực hiện tốt các chính sách người cao tuổi

Thực hiện Chỉ thị 59 của Ban Bí thư và Chương trình hành động quốc gia về chăm sóc NCT, đến nay 100% NCT thuộc diện nghèo, cô đơn, không có nguồn thu nhập được khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí và hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Bên cạnh đó, từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh đã vận động xây dựng và sửa chữa hơn 1.200 căn nhà cho NCT. Ngoài ra, hàng năm vào các dịp tết, ngày truyền thống NCT Việt Nam (6-6) và Ngày quốc tế NCT (1-10), các cấp, ngành đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà, chúc thọ và mừng thọ cho các cụ tròn 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 và trên 100 tuổi rất chu đáo. Riêng Ban đại diện Hội NCT tỉnh còn ký kết chương trình liên tịch với Sở Y tế về chương trình chăm sóc sức khỏe cho NCT. Chỉ tính trong 9 tháng qua, đã có hơn 17 ngàn NCT được khám bệnh và cấp thuốc miễn phí. Mới đây, Ban đại diện Hội NCT tỉnh phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Sở Y tế đã tổ chức mổ mắt đem lại ánh sáng cho 865 cụ, với tổng chi phí gần 2 tỷ đồng.

Người cao tuổi TP.Biên Hòa tham gia liên hoan văn nghệ - thể thao năm 2012.  Ảnh: P.Hằng
Người cao tuổi TP.Biên Hòa tham gia liên hoan văn nghệ – thể thao năm 2012. Ảnh: P.Hằng

Hiện nay, hầu hết các cấp Hội NCT trong toàn tỉnh còn xây dựng được các loại quỹ chăm sóc NCT, với tổng số tiền vận động được hơn 28 tỷ đồng. Riêng huyện Nhơn Trạch và TX.Long Khánh đã vận động xây dựng thêm quỹ "Toàn dân chăm sóc NCT". Từ các nguồn quỹ này, các cụ đã có điều kiện giúp đỡ nhau lúc ốm đau, hoạn nạn, khó khăn đột xuất và tham gia công tác khuyến học, khuyến tài ở địa phương.

* Quan tâm chăm sóc người cao tuổi hơn nữa

Theo bà Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng ban đại diện Hội NCT tỉnh, việc chăm sóc NCT ở Đồng Nai đã thể hiện được truyền thống, đạo lý của dân tộc. Thực tế, với truyền thống cần cù trong lao động, học tập, làm việc của dân tộc Việt Nam, người cao tuổi không hẳn chỉ là lớp người già phải sống lệ thuộc vào con cháu, gia đình và xã hội mà trái lại, nhiều NCT có khả năng, trí tuệ và uy tín đang tham gia nhiệt tình các công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể của địa phương, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Ngoài ra, nhiều NCT còn đang là những ông chủ, nhà sản xuất kinh doanh, lao động sản xuất giỏi, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn…

Cùng với việc tham gia lao động sản xuất, NCT của tỉnh còn nhiệt tình với các công tác xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có 9.292 NCT tham gia công tác Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể. Từ đầu năm đến nay, có 2.476 NCT tham gia công tác hòa giải ở cơ sở, trong đó NCT đã phối hợp hòa giải thành công 997/1.006 vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bà Nguyễn Thị Kim Liên chia sẻ, công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT chưa đều và rộng khắp. Một số nơi, Hội NCT mới chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động tình nghĩa, chăm sóc sức khỏe cho hội viên, chưa huy động được công tác xã hội hóa về chăm sóc và phát huy vai trò NCT. Do vậy, dù đã đạt nhiều kết quả tích cực trong chăm sóc NCT, song hiện vẫn còn khoảng hơn 50% NCT ở nông thôn có mức sống còn thấp; 2,79% NCT có hoàn cảnh gia đình thuộc diện nghèo; 1,3% NCT sống trong nhà tạm, nhà dột nát hoặc đang phải đi thuê và mượn nhà để ở; trên 60% NCT không có tích lũy về vật chất…

Ông Đặng Kim Thoa, Trưởng ban đại diện Hội NCT huyện Xuân Lộc cho hay, thực tế còn có những gia đình coi người già như một gánh nặng nên thiếu sự quan tâm với ông bà, cha mẹ; chưa làm tròn đạo hiếu của người làm con với bậc sinh thành. Vì thế, cuộc sống của những người già trong các gia đình này chưa thực sự là bình yên, hạnh phúc; thậm chí còn bị ngược đãi.

Ông Đặng Kim Thoa cho rằng, để cuộc sống của người già trở nên hữu ích, lạc quan hơn, điều quan trọng là ngay trong từng gia đình phải có sự động viên, chăm sóc người già một cách có ý nghĩa. Đặc biệt là giới trẻ, phải có sự cảm thông, hiểu biết đối với người già và thấu hiểu được đạo làm con, làm cháu.

Phương Hằng

 

 

 

 



Giảm mạnh số người chết do tai nạn giao thông


(ĐN)- Trong tuần qua, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 vụ, làm chết 4 người (trong đó TNGT đường sắt xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người), so với tuần trước giảm 1 vụ, giảm 4 người chết. Địa bàn xảy ra tai nạn chết người là Biên Hòa 1 vụ, chết 1người; Thống Nhất 1 vụ, chết 1; Định Quán 1 vụ, chết 1. Nguyên nhân gây tai nạn chủ yếu do người lái xe vi phạm tốc độ, tránh vượt, lấn trái, đi sai đường, chuyển hướng thiếu quan sát.

Thanh Toàn



800 phần quà cứu trợ đồng bào miền Trung


Đại diện đoàn trao quà tận tay bà con vùng lũ. Ảnh: H.Dung
Đại diện đoàn trao quà tận tay bà con vùng lũ. Ảnh: H.Dung

(ĐN)- Ngày 30-9, Hội Chữ thập đỏ Đồng Nai đã tổ chức tặng 300 phần quà cho bà con ở huyện Yên Định (tỉnh Thanh Hóa), là một trong những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất sau trận lũ đầu tháng 9 vừa qua. Với những phần quà trên, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã kết thúc đợt cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt nhằm chia sẻ phần nào khó khăn của đồng bào trong cơn hoạn nạn.

Trước đó, trong hai ngày 28 và 29-9, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã trao tặng 200 phần quà cho bà con hai xã Hương Liên, Yên Lộc (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh); 300 phần quà cho bà con ở 10 xã thuộc huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An).

Được biết, tổng số quà được Hội chữ thập đỏ Đồng Nai  trao trong đợt này là 800 phần (mỗi phần trị giá 585 ngàn đồng, gồm 300 ngàn đồng tiền mặt cùng các đồ dùng thiết yếu khác).

Hạnh Dung

 

 



Khắp nơi tưng bừng “Đêm hội trăng rằm”


 (ĐN)-  Sáng 30-9, tại Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh, Tổng công ty Tín Nghĩa đã tổ chức chương trình "Cùng các cháu vui Tết Trung thu" cho trên 900 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của các trung tâm bảo trợ xã hội trong tỉnh. Tham gia tài trợ cho chương trình là Ngân hàng Đại Á, Pepsico Việt Nam, Công ty cổ phần Bibica. Đến dự có bà Huỳnh Thị Nga, Phó chủ tịch HĐND tỉnh.

Các đại biểu trao quà Trung thu cho đại diện các trung tâm bảo trợ xã hội và trẻ em tại chương trình.
Các đại biểu trao quà Trung thu cho đại diện các trung tâm bảo trợ xã hội và trẻ em.

Trong chương trình, các em đã được xem biểu diễn lân – sư – rồng; giao lưu cùng nghệ sĩ Thanh Bạch, ca sĩ Cao Minh, đội kịch trẻ 5B Võ Văn Tần (TP.Hồ Chí Minh). Tổng công ty Tín Nghĩa cũng đã tặng các suất học bổng và hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em với tổng trị giá 300 triệu đồng cho các trung tâm bảo trợ xã hội. Ngoài ra, Tín Nghĩa còn tặng 1 ngàn phần quà và 10 ngàn cuốn tập cho các em tham dự chương trình.

* Tối 29-9, huyện Long Thành đã tổ chức chương trình vui Tết Trung thu cho các em thiếu nhi trong huyện. Tại đêm hội, các em thiếu nhi đã được giao lưu, rước đèn, xem múa lân – sư – rồng và các tiết mục ảo thuật cùng nhiều tiết mục ca múa nhạc đặc sắc.

* Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Long Thành cũng đã tổ chức tặng 31 phần quà (trị giá mỗi phần là 200 ngàn đồng) cho các cháu thiếu nhi là con em các gia đình có người bị nhiễm chất độc da cam.

* Tại TP.Biên Hòa,  UBND phường Quyết Thắng trao tặng 155 phần quà cho các em thiếu nhi thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, khuyết tật với tổng kinh phí hơn 30 triệu đồng. Lãnh đạo KP2, phường Tân Mai cũng đã tổ chức "Đêm hội trăng rằm" cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. 365 em đã đến dự và được nhận quà trung thu.

* Trước đó, đoàn công tác của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh cùng một số nhà hảo tâm đã tặng 100 phần quà cho trẻ em ở  huyện Xuân Lộc.

PV-CTV

 



Hội Người cao tuổi huyện Nhơn Trạch: Tuổi cao nêu gương sáng


Trong những năm qua, Hội Người cao tuổi huyện Nhơn Trạch luôn tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua tuổi cao gương sáng gắn với việc"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Từ phong trào ấy, phẩm chất đạo đức, năng lực, trí tuệ và kinh nghiệm của người cao tuổi ở huyện đã được phát huy, góp phần  xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, cùng con cháu phát triển kinh tế gia đình.

Hội Người cao tuổi huyện Nhơn Trạch hiện có hơn 9 ngàn hội viên sinh hoạt ở 62 chi hội với 345 tổ hội. Trong những năm qua, công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi được huyện quan tâm, nhằm tạo cho người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội.

* Nêu gương trong phát triển kinh tế

Mặc dù đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm", song nhiều hội viên Hội Người cao tuổi huyện Nhơn Trạch vẫn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình. Điển hình là hai ông Nguyễn Văn Bo ở ấp 4 và ông Phạm Văn Bê ở ấp 5, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, từ nuôi trồng thủy sản đã mang lại thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng mỗi năm. Còn ông Nguyễn Văn Nhơn ở ấp 1, xã Phú Thạnh đã có thu nhập bình quân một năm trên 100 triệu đồng từ chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Người cao tuổi tham gia tập thể dục dưỡng sinh.
Người cao tuổi tham gia tập thể dục dưỡng sinh.

Một số mô hình sản xuất hiệu quả tại gia đình đã được các cụ cùng với gia đình phát triển trở thành những doanh nghiệp nhỏ. Chẳng hạn như ông Khưu Văn Yển, ở ấp 5, xã Long Thọ, tuy tuổi đã cao nhưng ông Yển vẫn cùng gia đình tham gia phát triển doanh nghiệp chuyên kinh doanh các ngành nghề, như: làm cơ khí công nghiệp, sản xuất nhà tiền chế… Doanh nghiệp của ông đã giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động.

* Gương mẫu, đi đầu trong các phong trào

Cùng với phát triển kinh tế, các hội viên Hội Người cao tuổi huyện Nhơn Trạch còn nêu gương sáng trong phong trào thi đua gia đình, dòng họ hiếu học, tham gia khuyến học – khuyến tài ở cơ sở. Từ trong gia đình, các cụ luôn quan tâm nhắc nhở, vận động con cháu mình thi đua học tập tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. Ngoài ra, các cụ còn suy nghĩ, tìm ra những việc làm thiết thực nhằm giúp đỡ những học trò nghèo hiếu học tại địa phương. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, Hội Người cao tuổi Nhơn Trạch đã tổ chức vận động và tiết kiệm từ phong trào Nuôi heo đất với số tiền là gần 10 triệu đồng để tặng học bổng cho các cháu của hội viên nghèo nhân dịp đầu năm học 2012-2013.          

Đặc biệt, các phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo… đã được các hội viên tham gia hưởng ứng tích cực. Trong năm 2011, đã có 98,5% hội viên Hội Người cao tuổi Nhơn Trạch đạt gia đình văn hóa, trong đó có 144 cụ đạt danh hiệu ông bà, cha mẹ mẫu mực. Trong đó có nhiều gia đình tiêu biểu, như: gia đình ông Huỳnh Minh Hà, bà Huỳnh Thị Trai ở xã Hiệp Phước; ông Mai Văn Vĩ, ông Nguyễn Văn Lương ở xã Long Thọ… đã luôn gương mẫu, tích cực thực hiện và vận động con cháu thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa và ấp văn hóa.

Mặc dù tuổi đã cao, nhưng các hội viên Hội Người cao tuổi huyện Nhơn Trạch vẫn hăng say lao động, tham gia các phong trào ở địa phương để làm gương cho con cháu. Với những việc làm ý nghĩa, thiết thực, người cao tuổi huyện Nhơn Trạch đã và đang là tấm gương sáng, là cây cao bóng cả, là điểm tựa tinh thần và là kho kinh nghiệm quý giá của mỗi gia đình.

Lê Minh

 



Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

“Đêm hội trăng rằm” tại Nhà thiếu nhi tỉnh


(ĐN)  – Tối ngày 29-9, tại Nhà thiếu nhi tỉnh, Sở Lao động, thương binh và xã hội, Nhà thiếu nhi tỉnh và Tỉnh đoàn Đồng Nai đã phối hợp tổ chức chương trình "Đêm hội trăng rằm" 2012 dành cho thiếu nhi trên địa bàn TP. Biên Hòa. Đến dự có các đồng chí: Bùi Ngọc Thanh, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thành Trí, Phó chủ tịch UBND tỉnh.



Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Tham dự đêm hội, các em thiếu nhi đã được tham gia rước đèn trên các tuyến đường quanh khu vực Nhà thiếu nhi tỉnh; xem múa lân sư rồng, xem phim HD; tham gia các trò chơi vận động, trò chơi khéo tay, các trò chơi có thưởng, sân khấu bé hát…; thưởng thức các tiết mục văn nghệ, biểu diễn võ thuật, thể dục nhịp điệu… do các đội nhóm chuyên Nhà thiếu nhi biểu diễn.

Dịp này, Nhà thiếu nhi tỉnh cũng đã tặng 100 phần quà (trị giá 100 ngàn đồng/phần) cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Biên Hòa.

Nga Sơn



Các em thiếu nhi rước đèn trên đường phố
Các em thiếu nhi rước đèn trên đường phố

 



Hội thảo bình đẳng giới trong các xu hướng giới tính


(ĐN) – Ngày 29-9, Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố (thuộc Hội Khoa học tâm lý – giáo dục Đồng Nai) tổ chức hội thảo "Bình đẳng giới trong các xu hướng giới tính" với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và những người quan tâm đến vấn đề này.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu khoa học đã trình bày 5 báo cáo về các vấn đề: Tổng quan các nghiên cứu tâm lý, Sức khỏe tâm thần về xu hướng giới tính, Tiếp cận y khoa về xu hướng giới tính, Quyền và các vấn đề xu hướng giới tính ở Việt Nam, Tác động của xã hội với xu hướng giới tính.

Đây là một trong những hoạt động của dự án "Truyền thông nhận thức giới và tránh kỳ thị đồng giới trong thanh niên" mà Trung tâm đang triển khai. Dựa trên những tham luận và ý kiến trao đổi từ hội thảo, sắp tới Trung tâm sẽ tiến hành một loạt các buổi tọa đàm chuyên đề tại các trường trung học và đại học, nhằm truyền thông đến thanh thiếu niên những kiến thức về đồng giới, qua đó giúp thanh thiếu niên có lối sống lành mạnh, có nhận thức, thái độ đúng mực với vấn đề đồng giới và tránh kỳ thị giới.

Phương Liễu



Bộ Y tế thẩm định cấp phép hoạt động cho Bệnh viện quốc tế chấn thương chỉnh hình Sài Gòn – Đồng Nai (ITO)


Đoàn công tác đang kiểm tra phòng phẫu thuật tại bệnh viện
Đoàn công tác đang kiểm tra phòng phẫu thuật tại bệnh viện

(ĐN) – Ngày 29-9, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban giám đốc Bệnh viện quốc tế chấn thương chỉnh hình Sài Gòn – Đồng Nai (ITO) về các điều kiện cần và đủ để cấp phép đi vào hoạt động.

Bệnh viện ITO là một tòa nhà 8 tầng có tổng diện tích mặt sàn hơn 8.000 m2 được xây dựng từ cuối năm 2009 với tổng đầu tư 120 tỷ đồng, trong đó có hơn 40 tỷ đồng đầu tư cho trang thiết bị y tế. Qua xem xét đánh giá các điều kiện về chuyên môn, quy trình thủ tục, đoàn công tác của Bộ Y tế đã đánh giá cao về quy mô đầu tư, đội ngũ nhân viên, đồng thời hướng dẫn bệnh viện thực hiện hoàn chỉnh một số quy trình thủ tục theo yêu cầu. Đoàn cũng đề nghị, hiện nay với đội ngũ nhân viên thiếu, chuyên khoa sâu còn hạn chế, bệnh viện chỉ nên hoạt động với quy mô 60-70 giường, sau đó tăng dần nếu tuyển dụng đủ nguồn nhân lực.

Phương Liễu

 



Dừng lưu hành tiền cotton 10.000 và 20.000 đồng từ năm 2013


Ảnh: Ngân hàng Nhà nước
Ảnh: Ngân hàng Nhà nước
Thông báo số 293/TB-NHNN ngày 28/9 cho biết, thực hiện Quyết định số 1285/QĐ-TTg ngày 17/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thông báo kể từ ngày 1/1/2013, đồng tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.

Kể từ thời điểm đình chỉ lưu hành (1/1/2013), các tổ chức và cá nhân có các loại tiền này được đổi ngang giá trị sang các loại tiền đang lưu hành do Ngân hàng Nhà nước phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước tại các tỉnh, thành phố.

(Chinhphu.vn)



Vườn quốc gia Cát Tiên được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt


1. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).

2. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Trần và Chùa Phổ Minh (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định).

3. Di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).

4. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử (thành phố Uông Bí, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).

5. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).

6. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

7. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

8. Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).

9. Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp).

10. Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn).

Vườn Quốc Gia Cát Tiên

 

11. Danh lam thắng cảnh Vườn quốc gia Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Phước).

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.



Truy điệu và an táng các hài cốt liệt sĩ tại huyện Long Thành


(ĐN) – Sáng 29-9, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Long Thành, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện đã tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt các liệt sĩ mới được tìm thấy tại xã Bình Sơn. Các đồng chí: Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Quốc Thái, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Ngọc Thanh, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Huỳnh Thị Nga, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Quân khu 7, các huyện, TX.Long Khánh, TP.Biên Hòa, cùng đông đảo nhân dân đã tới dự.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Quân khu 7 dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Quân khu 7 dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ

TIN LIÊN QUAN

  • Thông báo: Tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt các liệt sĩ
  • Khai quật mộ tập thể liệt sĩ tại xã Bình Sơn (huyện Long Thành): Để trọn vẹn nghĩa tình…
  • Xác định ADN cho các hài cốt liệt sĩ phát hiện tại Bình Sơn
  • Tin thêm về việc phát hiện một hố chôn tập thể với nhiều hài cốt liệt sĩ tại xã Bình Sơn
  • Phát hiện mộ liệt sĩ tập thể tại xã Bình Sơn

Tại lễ truy điệu, đồng chí Nguyễn Văn Được, Bí thư Huyện ủy Long Thành đã đọc điếu văn tưởng nhớ hương hồn các liệt sĩ đã hy sinh thân mình vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Đảng bộ và nhân dân huyện Long Thành nguyện mãi mãi ghi nhớ công ơn to lớn của các liệt sĩ đã ngã xuống cho mảnh đất Long Thành hôm nay, đồng thời mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện sẽ làm hết sức mình để xây dựng quê hương Long Thành ngày thêm giàu đẹp, văn minh.

Thay mặt Đảng bộ và nhân dân, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Quân khu 7 đã dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ, đồng thời dành phút mặc niệm tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh được quy tập về nghĩa trang huyện.

Như tin đã đưa, chiều 20-9, từ nguồn tin báo của nhân dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Sở Lao động – thương binh và xã hội, huyện Long Thành tiến hành khai quật hố chôn hài cốt tập thể các liệt sĩ quân giải phóng. Kết quả đã tìm thấy 41 điểm có xương, trong đó có 24 điểm có xương sọ và xương răng; 17 điểm tìm thấy xương ống ta, ống chân và xương vụn; gần 100 di vật các loại như võng, đạn AK, xẻng, bình tông…

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Tại lễ truy điệu
Tại lễ truy điệu
Tại lễ truy điệu
Tại lễ truy điệu

Công Nghĩa



Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Tặng học bổng cho 12 tân sinh viên


(ĐN)- Chiều 28-9, tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Happy Cook tổ chức lễ trao học bổng Happy Cook cho 12 tân sinh viên (15 triệu đồng/suất). Đây là năm thứ 16 Công ty Happy Cook tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học.

Các tân sinh viên nhận học bổng.
Các tân sinh viên nhận học bổng.

Tại buổi lễ, ông Woi Suk Choi, Chủ tịch HĐQT Công ty Happy Cook mong muốn sẽ được cùng với Hội Nhà báo Việt Nam mang đến cho các em học sinh và tân sinh viên có thêm nhiều cơ hội được tiếp tục đến trường.

Công Nghĩa

 



Sản xuất cuối năm: Khó đoán nhu cầu


Bắt đầu vào quý IV, giới doanh nghiệp (DN) ở Đồng Nai lại "tất tả"  thăm dò thị trường, tìm đơn hàng, chuẩn bị nguyên liệu…cho mùa mua sắm lớn nhất trong năm. Tuy nhiên, khó khăn kéo dài của nền kinh tế đã khiến không ít DN cho rằng, năm nay là một năm khó dự đoán trước.

Đến thời điểm này, nhiều DN trong lĩnh vực thực phẩm, hàng tiêu dùng cho biết, tồn kho từ giữa năm vẫn giải quyết chưa hết, chính vì vậy, việc tính toán nhu cầu thị trường, dự trữ nguyên liệu cho cuối năm càng vất vả.

* E ngại tồn kho

Ông Nguyễn Tuấn Phương, Giám đốc Nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai DF cho biết, hiện nhà máy đang trong giai đoạn khảo sát giá cả nguyên liệu, thăm dò nhu cầu khách hàng để chuẩn bị cho mùa sản xuất cuối năm. Ông Phương nhận xét, cũng như nhiều mặt hàng khác, thực phẩm chế biến năm nay tiêu thụ chậm, do đó khó dự đoán nhu cầu thị trường cuối năm để có sự chuẩn bị phù hợp. "Ngán ngại nhất trong ngành hàng thực phẩm là tồn kho, bởi hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn, nếu tính toán nhu cầu của từng mặt hàng không khéo thì vào lúc cao điểm, hàng thiếu vẫn thiếu, hàng thừa vẫn thừa" – ông Phương nói. Theo đó,

Sản xuất xúc xích tại  Nhà máy DF.  ảnh: V.N
Sản xuất xúc xích tại Nhà máy DF. ảnh: V.N

DF đang tập trung tìm kiếm đơn đặt hàng của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt ở mảng quà tặng để chuẩn bị kịp thời.

Cũng trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, anh Nguyễn Văn Khỏe, Giám đốc  Công ty TNHH Hiệp Hòa Bình ở phường Tân Biên, TP.Biên Hòa, chuyên sản xuất miến xuất khẩu và tiêu thụ trong nước cũng cho rằng, thị trường cuối năm năm nay rất khó dự đoán do sức mua hiện tại giảm khá nhiều so với mọi năm. Như năm 2011, doanh thu của Công ty Hiệp Hòa Bình ở những tháng bình thường vào khoảng 300 triệu đồng/tháng, nhưng năm nay chỉ còn trên dưới 200 triệu đồng/tháng, giảm 1/3, nếu so với năm 2010 thì doanh thu giảm khoảng một nửa. "Thông thường mọi năm, hàng của công ty bán phục vụ tết tăng gấp 5 lần so với các tháng bình thường. Hiện tại, sức mua yếu nhưng chỉ số tiêu dùng lại đang tăng dần, vì vậy cũng rất khó nhận định ở thị trường cuối năm. Nếu kế hoạch trữ nguyên liệu không tốt có khi bị "cháy hàng", nếu dự trữ nhiều như mọi năm, tiêu thụ không hết sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn" – anh Khỏe chia sẻ.

Đây cũng là tâm lý chung của nhiều DN. Chị Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Công ty Hồng Minh Sang, sản xuất bánh xốp ở phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa cũng cho biết, hiện DN chưa lên kế hoạch cho sản hàng cuối năm. Do tình hình tiêu thụ hàng chậm nên phải đến giữa tháng 11 tới, chị mới ấn định được việc đó.

* Sức mua khó biết?

Theo Sở Công thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh 9 tháng của năm 2012 chỉ tăng 20% so cùng kỳ, trong khi cùng kỳ các năm trước, tỷ lệ này luôn được duy trì ở mức 25% – 26%.

Ông Đỗ Tấn Hưng – Giám đốc Công ty TNHH H.T.H, chuyên sản xuất hàng may mặc tại TP. Biên Hòa nhận xét, sức mua cuối năm sẽ khó tăng đột biến bởi suốt một năm qua, việc bán hàng đã rất khó khăn. Hiện tại, H.T.H vẫn đang cố gắng bán hết lượng hàng tồn kho từ giữa năm thông qua các hội chợ, bán giảm giá tại trụ sở công ty… Theo đó, hàng năm ở thời điểm này, DN đã phải vay vốn lưu động để trữ nguyên liệu, thanh toán tiền hàng, tuyển nhân công chuẩn bị hàng tết… Song đến lúc này, DN vẫn chỉ lo đi bán hàng, việc sản xuất tuy vẫn đều đặn nhưng  chỉ cầm chừng. "Thậm chí, hàng tồn kho có thể… bán đến Tết bởi sức mua từ đầu năm đến nay đã giảm ít nhất 1/2" – ông Hưng nói.

Với mặt hàng mộc gia dụng, nhiều chủ cửa hàng cũng như cơ sở sản xuất đều cho rằng, dịp cuối năm nay khó có thể được tiêu thụ mạnh. Anh Nguyễn Duy Đông, chủ một cơ sở sản xuất mộc ở phường Tân Hòa, TP.Biên Hòa nhận định, mặc dù hiện tại rất nhiều cơ sở thu hẹp sản xuất, thậm chí ngưng hoạt động nhưng lượng hàng cuối năm vẫn không thiếu do sức tiêu thụ chậm, hàng tồn còn nhiều. Anh Đông cũng cho biết thêm, một số cửa hàng ở TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương hiện nay nhận hàng về bán rất cầm chừng và than nhiều về việc hàng ế. Những sản phẩm có giá trên 100 triệu đồng/bộ năm nay khó bán.

Vi Lâm – Vân Nam



9 tháng của năm 2012, sản xuất công nghiệp tăng trên 7%


Sản xuất thức ăn gia súc trong 9 tháng qua tăng 20% so với cùng kỳ năm 2011.
Sản xuất thức ăn gia súc trong 9 tháng qua tăng 20% so với cùng kỳ năm 2011.

(ĐN)- Theo Sở Công thương, chỉ số sản xuất công nghiệp Đồng Nai tháng 9 tăng 1,6% so với tháng trước và tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong 9 tháng của năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng trên 7% so với cùng kỳ năm 2011. 12/16 ngành công nghiệp cấp 2 có chỉ số sản xuất tăng, như: da, các sản phẩm từ da tăng 14%; chế biến thực phẩm tăng  8%; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 11%; sản xuất trang phục tăng 10%… Ngoài ra, còn có 63/94 sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng so cùng kỳ, trong đó có những sản phẩm tăng mạnh như: gạch xây bằng gốm sứ; sơn và véc ni, sợi tơ tổng hợp, cà phê hòa tan…

K.Ngân



Sẽ có 15 phiên chợ hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp


(ĐN)- Trong quý IV năm 2012, 13 phiên chợ hàng Việt về nông thôn và 2 phiên chợ vui công nhân sẽ được tổ chức trên địa bàn tỉnh. Mỗi phiên chợ hàng Việt về nông thôn sẽ diễn ra trong 2 ngày với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng Việt uy tín cùng nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá. Riêng 2 phiên chợ vui công nhân, mỗi phiên sẽ diễn ra trong 3 ngày, ngoài hoạt động bán hàng còn tổ chức các chương trình, như: tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình; khám bệnh, tư vấn sức khỏe sinh sản cho công nhân; cung cấp dịch vụ gọi điện thoại miễn phí cho người thân…

Theo báo cáo của Trung tâm xúc tiến thương mại Đồng Nai, tính đến cuối tháng 9, toàn tỉnh đã diễn ra 3 phiên chợ vui công nhân với 60 lượt doanh nghiệp tham gia và 138 lượt gian hàng, doanh thu đạt gần 1,2 tỷ đồng. 7 phiên chợ hàng Việt về nông thôn đã được tổ chức, có 89 lượt doanh nghiệp tham gia với 179 lượt gian hàng, doanh thu đạt gần 1,8 tỷ đồng.

Bình Nguyên

 



Huy động vốn tăng hơn gấp đôi cho vay


(ĐN)- Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, trong 9 tháng của năm 2012, tổng vốn huy động trên địa bàn đạt hơn 71,3 ngàn tỷ đồng, tăng 15,75% so với cuối năm 2011. Cụ thể, tiền gửi dân cư tăng 20% và tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chỉ tăng trên 7%. Về cho vay, dư nợ cho vay trên địa bàn đạt gần 62 ngàn tỷ đồng, chỉ tăng 6,67% so với đầu năm.

Về mặt bằng lãi suất, chỉ trong 2 tháng qua, lãi suất vay đã 5 lần giảm, với tổng mức giảm khoảng 5% – 6%/ năm so với đầu năm 2011.

Vi Lâm

 

 

 



Nhân rộng cánh đồng lúa chất lượng cao


(ĐN)- Ngày 28-9, Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn có buổi làm việc với các huyện về việc nhân rộng cánh đồng lúa chất lượng cao. Đồng Nai triển khai cánh đồng lúa chất lượng cao được gần 1 năm tại 5 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu, Long Thành, Xuân Lộc, Định Quán với tổng diện tích khoảng 100 hécta. Qua 2 vụ đông-xuân và hè-thu thực hiện mô hình cánh đồng lúa chất lượng cao, kết quả đạt được tương đối tốt. Cụ thể, nông dân tiết kiệm giống, thuốc bảo vệ thực vật, lúa giảm rầy nâu trong khi năng suất, chất lượng của cây lúa được nâng lên. Hiện các huyện có diện tích lúa lớn đang tiến hành nhân rộng mô hình này.

Hương Giang



BigC kích cầu sức mua


BigC khuyến mãi trong chương trình
BigC khuyến mãi trong chương trình "Tôn vinh vẻ đẹp Việt" lần 8. Ảnh: CTV.

(ĐN)- Theo đại diện siêu thị BigC, hiện toàn hệ thống đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng sức mua trong tình hình kinh tế khó khăn, như: đẩy mạnh công tác thu mua tại nguồn, nhất là các mặt hàng tươi sống; nỗ lực giữ ổn định giá và có chương trình giảm giá cho 300 mặt hàng thiết yếu; phát triển nhãn hàng riêng với giá rẻ, đẩy mạnh các đợt khuyến mãi với quy mô lớn… Hiện BigC đang triển khai chương trình hỗ trợ nhà sản xuất lưu thông hàng Việt, đồng thời cũng thực hiện chính sách tối ưu hóa chi phí quản lý, hậu cần mà tiêu biểu là chương trình tiết kiệm điện năng để dùng chi phí tiết kiệm này đầu tư cho giá rẻ và kiểm soát chất lượng hàng hóa.

B. Nguyên

 

 



Đối thoại với doanh nghiệp Đài Loan


(ĐN)- Ngày 28-9, Cục Hải quan và Cục Thuế Đồng Nai đã tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp (DN) Đài Loan với sự tham dự của đại diện Hiệp hội DN Đài Loan và gần 100 DN Đài Loan đang hoạt động ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Một doanh nghiệp Đài Loan thắc mắc về một số thủ tục nhập khẩu thép hợp kim.
Một doanh nghiệp Đài Loan thắc mắc về một số thủ tục nhập khẩu thép hợp kim.

Tại buổi đối thoại, một số chính sách mới về hải quan và thuế đã được triển khai. Một số thắc mắc của DN đã được nêu lên tại buổi đối thoại về: thủ tục nhập khẩu thép thanh; thủ tục xin thanh lý máy móc hàng nhập khẩu; danh mục hàng hạn chế nhập khẩu; những quy định về nhập khẩu thép hợp kim, cách tính thuế nhập khẩu của thép hợp kim; thuế ưu đãi nhập khẩu hàng hóa, tình trạng bị cưỡng chế thuế khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử…

Khắc Giới

 

 



Thấp thỏm với cúm gia cầm mới



 

Hiện nay, trong nước đã xuất hiện nhóm virus cúm gia cầm mới và chưa có vaccine tiêm phòng. Điều này khiến nhiều người lo lắng cúm gia cầm sẽ lây lan nhanh. Để hiểu rõ hơn, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Quang,  Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai. Ông cho biết:

Từ tháng 7-2012 đến nay, tại các ổ dịch cúm gia cầm các tỉnh phía Bắc đến Quảng Ngãi đã xuất hiện một nhóm virus mới làm gia cầm chết rất nhanh. Thời tiết phía Nam hiện đang vào giai đoạn mưa nhiều, độ ẩm cao, nguy cơ lây lan dịch cúm rất lớn. Đồng Nai là tỉnh có đàn gia cầm lớn nếu để xảy ra dịch cúm sẽ thiệt hại khó lường.

* Cúm gia cầm đã xuất hiện một nhóm virus mới gây chết gia cầm rất nhanh, ông có thể nói rõ hơn về loại virus này?

- Gần 3 tháng nay, ở phía Bắc đã phát sinh một nhóm virus cúm gia cầm A/H5N1 mới, nhánh 2.3.2.1 thuộc nhóm C có động lực cao gây chết nhanh, chết nhiều loại gia cầm. Nhóm virus này hiện vẫn chưa có loại vaccine để tiêm phòng. Việc xuất hiện một nhóm virus cúm gia cầm mới chưa có vaccine tiêm phòng đồng nghĩa với việc chăn nuôi gia cầm gặp thêm nhiều khó khăn trong công tác phòng bệnh. Hiện Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn đã giao Cục Thú y phân tích và tìm loại vaccine phù hợp để tiêm phòng, hy vọng thời gian tới sẽ có loại vaccine để tiêm phòng.

* Theo dự báo của ngành thú y, nguy cơ lây lan của nhóm virus cúm mới vào các tỉnh phía Nam rất lớn. Để phòng chống dịch trong điều kiện chưa có vaccine tiêm phòng, người dân phải làm gì?

- Hiện nay, thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để virus cúm gia cầm lây lan nhanh. Đồng Nai là tỉnh có quốc lộ 1A đi qua khá dài nên nguy cơ lây lan càng lớn hơn. Cách tốt nhất để phòng và chống dịch bùng phát khi chưa có vaccine tiêm phòng là người chăn nuôi phải thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, sát trùng chuồng trại sạch sẽ. Khi mua bán gia cầm phải chọn loại có nguồn gốc rõ ràng và đã được tiêm phòng đầy đủ các bệnh bắt buộc khác. ở khu vực chăn nuôi gia cầm, người và các phương tiện ra vào phải được sát trùng cẩn thận để tránh mang mầm bệnh từ nơi khác đến. Ngoài ra, các địa phương phải quản lý chặt việc giết mổ gia cầm, đồng thời kiên quyết xử lý các điểm buôn bán gia cầm trái phép tại các chợ tự phát và lòng lề đường. Người tiêu dùng cần tránh sử dụng các loại gia cầm không rõ nguồn gốc hoặc giết mổ trái phép để đảm bảo sức khỏe.

* Vừa qua, một số trại trong tỉnh xảy ra tình trạng gia cầm bị chết, có phải cúm gia cầm đã xuất hiện ở Đồng Nai?

- Sau khi xảy ra tình trạng gia cầm bị chết nhiều, Chi cục Thú y có xuống lấy mẫu xét nghiệm, nhưng gà chết là do các bệnh thông thường, không phải do cúm gia cầm. Tuy nhiên, trong tình hình thời tiết bất lợi như hiện nay, người chăn nuôi nên chú trọng việc chăm sóc đàn gia cầm bằng cách bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để tăng sức đề kháng. Các trang trại áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học để phòng, tránh dịch lây lan.

Chăn nuôi an toàn sinh học để phòng dịch cúm gia cầm. Gà nuôi tại Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh (huyện Trảng Bom).
Chăn nuôi an toàn sinh học để phòng dịch cúm gia cầm. Gà nuôi tại Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh (huyện Trảng Bom).

* Cúm gia cầm là loại dịch bệnh Nhà nước không bắt buộc phải tiêm phòng vì tỷ lệ bảo hộ không cao. Theo quan điểm của ông thì người chăn nuôi có nên tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm?

- Ở phía Nam, virus cúm gia cầm vẫn chưa bị biến thể sang dạng mới nên loại vaccine phòng cúm đang lưu hành sử dụng đạt tỷ lệ bảo hộ khá cao (trên 80%). Do đó, tỉnh khuyến cáo người dân tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm. Nhiều năm qua, Đồng Nai không để xảy ra dịch cúm gia cầm là nhờ công tác tiêm phòng vaccine và vệ sinh chuồng trại được người chăn nuôi thực hiện tương đối tốt. Mỗi năm, tỉnh đều triển khai 2 đợt tiêm phòng vaccine cúm gia cầm, với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có số lượng đàn gà ít thường được tỉnh hỗ trợ vaccine và kinh phí tiêm phòng.

* Thưa ông, Đồng Nai có tổng đàn chim cút khá lớn, nhưng hiện vẫn chưa có vaccine tiêm phòng cúm gia cầm, đây có phải là nỗi lo?

- Đồng Nai có tổng đàn chim cút khoảng 1,5 triệu con, loại chim này tiêm phòng vaccine cúm gia cầm hiện có tỷ lệ bảo hộ rất thấp, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được vaccine phù hợp để phòng dịch. Tuy nhiên, chim cút là con vật có sức đề kháng cao nên nếu được các trại chăm sóc, vệ sinh tiêu độc, sát trùng tốt thì ít có nguy cơ bùng phát dịch.

* Xin cảm ơn ông.   

              Hương Giang (thực hiện)     

 

                                                                                 



Vườn quốc gia Cát Tiên: Được đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt


Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch vừa trình Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đề nghị cho ý kiến thẩm định về 11 di tích thuộc 12 tỉnh, thành phố, để hoàn thiện hồ sơ đề nghị xếp hạng quốc gia đặc biệt đợt 3, trong đó có danh lam thắng cảnh Vườn quốc gia Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước).

Một góc Vườn quốc gia Cát Tiên. (Ảnh tư liệu)
Một góc Vườn quốc gia Cát Tiên. (Ảnh tư liệu)

Vườn quốc gia Cát Tiên được thành lập theo Quyết định số 08/CT ngày 13-1-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) trên cơ sở mở rộng diện tích của Khu rừng cấm Nam Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên, Khu bảo tồn tê giác Cát Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Vườn quốc gia Cát Tiên bao gồm 2 vùng tách biệt: Phần phía Bắc thuộc huyện Bảo Lâm và huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể, phía Bắc và Tây Bắc là ranh giới giữa tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông – sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên; phía Đông, Đông Nam trùng với ranh giới hành chính các xã: Lộc Bắc (năm 1997 đã tách ra làm 2 xã là: Lộc Bắc và Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm); xã Đồng Nai Thượng, xã Phước Cát (huyện Cát Tiên). Phần phía Nam nằm ở huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai); huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) có ranh giới phía Bắc trùng với ranh giới huyện Bù Đăng, phía Đông Bắc có ranh giới trùng với ranh giới huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng). Phía Đông và Đông Nam là sông Đồng Nai; phía Nam và Tây Nam giáp thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai).

Căn cứ Quyết định số 173/2003/QĐ-TTg ngày 19-8-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh ranh giới Vườn quốc gia Cát Tiên, hiện diện tích toàn vườn (vùng trung tâm) là 71.920 hécta, trong đó: địa phận tỉnh Đồng Nai: 39.627 hécta; địa phận tỉnh Lâm Đồng: 27.850 hécta; địa phận tỉnh Bình Phước: 4.443 hécta.

Danh lam thắng cảnh Vườn quốc gia Cát Tiên có phức hệ đa dạng các cảnh quan thiên nhiên đẹp, các hệ sinh thái, các dạng sống, các giống loài phong phú. Rừng ở Vườn quốc gia Cát Tiên có giá trị khoa học cao, là nơi cung cấp lý tưởng các mẫu vật của hàng ngàn loài thực vật, động vật, là địa bàn để tổ chức các nghiên cứu về nhiều lĩnh vực: sinh vật học, sinh thái học, lý sinh, hóa sinh, đa dạng sinh học, sinh học bảo tồn, địa chất, thủy văn, khí tượng…

Thanh Hải – Hồng Hoa