Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Hàng Việt nỗ lực phát triển thị trường


Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) lần V – 2012 được tổ chức gắn với nhiều hoạt động lớn về hàng Việt tại Đồng Nai, như: Hội thảo và kết nối "Kết hợp hành động – tận dụng cơ hội phát triển thị trường miền Đông", đánh giá kết quả 3 năm triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Tuy là năm có khó khăn và bài toán tiết kiệm chi phí là vấn đề sống còn, nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn chấp nhận đầu tư kinh phí lớn để tham gia hội chợ và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực phục vụ người tiêu dùng (NTD).

* Nét mới tại hội chợ

Hội chợ đa dạng về hàng hóa, từ hàng kim khí điện máy, hàng gia dụng, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể dục thể thao, thực phẩm, dược phẩm, dệt da – may, thủ công mỹ nghệ, hóa mỹ phẩm cho đến tư liệu phục vụ sản xuất… NTD đến hội chợ sẽ tìm thấy nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, có sản phẩm giảm giá đến 50%. Đặc biệt, các chương trình đấu giá trên sân khấu hoặc trò chơi lớn "Khám phá hàng Việt" là sân chơi bổ ích cung cấp thêm kiến thức tiêu dùng cho người tham gia.

Thiên Long giới thiệu nhiều mẫu bút mới sử dụng bền hơn góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: B. Nguyên
Thiên Long giới thiệu nhiều mẫu bút mới sử dụng bền hơn góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: B. Nguyên

Mỗi doanh nghiệp HVNCLC tham gia hội chợ lần này cũng nỗ lực làm mới mình bằng những sản phẩm cụ thể giới thiệu đến NTD. Cụ thể, gian hàng của Điện Quang giới thiệu những sản phẩm bóng đèn mới hạn chế tối đa tiêu hao năng lượng, có tính năng chống ẩm hoặc cho ánh sáng gấp đôi. Với thông điệp bảo vệ môi trường, Thiên Long đưa đến cho khách dòng sản phẩm có nhiều cải tiến với mực viết được lâu hơn và có thể thay ruột viết.


 

Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đã khen ngợi khi cùng với hoạt động hội chợ, Đồng Nai đã tổ chức được nhiều chương trình lớn nhằm quảng bá cho hàng Việt. Theo Thứ trưởng, các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh… đều là những địa phương có thế mạnh về kinh tế và thị trường tốt. Trong đó, chương trình kết nối nhằm tận dụng cơ hội phát triển thị trường miền Đông được gắn kết với hoạt động hội chợ đã tạo điều kiện cho DN cùng liên kết nhằm giữ vững và phát triển thị trường, nhất là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa.

Ngôi nhà chung triển lãm kết nối miền Đông tại hội chợ không chỉ trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp HVNCLC mà còn là nơi để DN gặp gỡ các nhà phân phối, đại lý trong suốt thời gian diễn ra hội chợ. Qua hoạt động kết nối này, DN được hỗ trợ về tìm hiểu thị trường, được tạo điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tìm đối tác kinh doanh, phát triển chi nhánh, đại lý tiêu thụ, liên doanh liên kết. Trong đó, Công ty TNHH sản xuất thương mại Duy Thành (TP. Hồ Chí Minh) là một trong những đơn vị được bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), đánh giá cao khi doanh thu tăng lên khoảng 20% thông qua các chương trình kết nối, hội chợ.

* Hướng đến người tiêu dùng

Trong bối cảnh sức mua sụt giảm ở cả kênh phân phối truyền thống lẫn hiện đại, nhiều DN tập trung đầu tư cho khâu nghiên cứu thị trường để đáp ứng tốt hơn nhu cầu NTD. Theo đại diện của trang sức PNJ, tại hội chợ PNJ đang có chương trình giảm giá đến 70% trên tổng giá trị đơn hàng khi khách mua từ 2 sản phẩm trở lên thuộc dòng trang sức Yabling – nhãn hàng trang sức, phụ kiện thời trang dành cho giới trẻ. Đây là dòng sản phẩm mới nên PNJ đẩy mạnh khuyến mãi với mục tiêu thăm dò thị trường, tìm hiểu thị hiếu của khách để phục vụ cho khâu thiết kế, sản xuất.

Ông Tống Quang Hưng, quản lý bán hàng khu vực miền Đông của Công ty cổ phần bột giặt Net cho biết, năm trước DN chỉ dành khoảng 12% nguồn kinh phí làm khuyến mãi nhưng năm nay con số này tăng lên 35%. Tại hội chợ, DN đang thực hiện chương trình mua 1 tặng 3 cho khách mua hàng. Tuy nhà máy Net sản xuất tại Đồng Nai nhưng hiện sản phẩm của DN này mới chỉ phủ sóng được khoảng 70%, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa vẫn bỏ trống. Trong năm nay, DN quyết tâm mở rộng thị trường thông qua các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn với những hoạt động khuyến mãi hấp dẫn, trực tiếp cho NTD.


 

Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm BSA, Chủ tịch Hội doanh nghiệp HVNCLC nhận xét, chưa bao giờ tôi thấy DN quyết liệt như vậy trong việc phục vụ NTD để giữ vững và phát triển thị trường trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Điều đó thể hiện qua việc số lượng DN đăng ký tham gia hội chợ lần này vẫn tăng nhẹ so với kỳ hội chợ trước mặc dù thời gian gần đây liên tiếp diễn ra các hoạt động hội chợ tại Campuchia, hoạt động đưa hàng Việt về chợ… Tình hình tài chính khó khăn hơn, nhiều DN tự dựng gian hàng để tiết kiệm chi phí dồn cho những hoạt động khuyến mãi trực tiếp đến NTD.

Hướng đến từng NTD cũng là phương châm của Công ty cổ phần dược Hậu Giang khi tham dự hội chợ lần này với đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, tư vấn đến từng khách hàng về sản phẩm. Để tăng sự cạnh tranh của thuốc nội trên thị trường, DN không chỉ chăm lo cho hệ thống đại lý phân phối, kênh đưa hàng vào bệnh viện như trước mà còn tăng cường tham gia các hoạt động, như: hội chợ, tổ chức các hội thảo dành cho NTD.

Bình Nguyên

 

 

 

 

 

 

 



Kho ngoại quan đầu tiên tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1


(ĐN)- Tổng cục Hải quan vừa cho phép thành lập Kho ngoại quan (KNQ) đầu tiên tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 có tổng diện tích 5.626m2 do Công ty TNHH KCTC VINA là chủ đầu tư. Đây là KNQ thứ 8 ở trên địa bàn Đồng Nai.

Việc thành lập KNQ tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 sẽ góp phần hỗ trợ các nhà đầu tư kịp thời trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Cụ thể như: đưa hàng nhập về KNQ trước (chưa phải thực hiện nghĩa vụ thuế), khi có nhu cầu sẽ mở tờ khai nhập khẩu ngay; giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập hàng từ KNQ thay vì phải đến cửa khẩu; đồng thời giúp nâng cao chất lượng hoạt động Logistics trên địa bàn tỉnh.

PV



Đầu tư nước ngoài vượt 1 tỷ USD


Đến thời điểm hiện tại, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đồng Nai đã vượt hơn 1 tỷ USD. Đây là một con số rất bất ngờ trong bối cảnh bức tranh của nền kinh tế thế giới chưa thực sự sáng sủa.

Số liệu từ Sở kế hoạch – đầu tư cho biết, thu hút FDI 8 tháng đầu năm đã đạt khoảng 1 tỷ 45 triệu USD, trong đó hầu hết các dự án đăng ký mới đều vào các khu công nghiệp (KCN).

* Kinh tế khó, vốn vẫn tăng

Cụ thể, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 34 doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký gần 600 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 44 dự án với tổng vốn hơn 445 triệu USD. Trong đó, 5 dự án có số vốn đạt trên 10 triệu USD, chiếm gần 16% tổng số dự án FDI. Nổi bật nhất là dự án của Công ty TNHH sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam (Nhật Bản) chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ trong ngành xây dựng tại KCN Long Đức (huyện Long Thành) với số vốn đăng ký lên đến 441 triệu USD. Hiện LIXIL đang ráo riết chuẩn bị các điều kiện cần có để sớm xây dựng nhà xưởng và đi vào sản xuất.

Sản xuất tại Công ty TNHH Hisamitsu VN (Khu công nghiệp Biên Hòa 2). Ảnh: K. NGÂN
Sản xuất tại Công ty TNHH Hisamitsu VN (Khu công nghiệp Biên Hòa 2). Ảnh: K. NGÂN

Ngoài ra, còn có các dự án tăng vốn quy mô khá lớn của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan… như: Công ty TNHH Hyosung Việt Nam (Hàn Quốc) tăng vốn thêm 141 triệu USD; Công ty TNHH bao bì nước giải khát Crown Việt Nam (Malaysia – Singapore) tăng gần 42 triệu USD; Công ty TNHH Ritek Việt Nam (Đài Loan) tăng thêm 20 triệu USD…

Lý giải về vấn đề này, một số nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Đài Loan cho rằng, trong thời điểm kinh tế khó khăn, các quyết định đầu tư mở rộng hay xây dựng nhà máy mới đều được đắn đo cân nhắc kỹ, song đều rất cần thiết vì khi kinh tế phục hồi, doanh nghiệp có sẵn mọi điều kiện để mở rộng sản xuất, tăng thị phần.

Trong 8 tháng qua, Đồng Nai đã "đón đầu" khá tốt làn sóng đầu tư đến từ Nhật Bản với gần 20 dự án, chiếm trên 80% lượng vốn dự án cấp mới trên toàn tỉnh. Hiện tại, nhiều KCN vẫn đang gấp rút thực hiện nhiều biện pháp thu hút vốn FDI từ Nhật Bản, bởi theo nhiều đánh giá, xu hướng đầu tư sản xuất ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đang tiếp tục gia tăng sau những thiệt hại lớn do động đất, sóng thần.

* Chủ yếu dự án sản xuất

Một trong những điều đáng chú ý là trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2012, trước những khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước, dòng vốn FDI trở nên "thực chất" hơn. Bằng chứng là gần như 100% số dự án tăng vốn và cấp mới trong 8 tháng qua đều là các dự án sản xuất, thay vì vào các dự án bất động sản như trước.  Còn nhớ, một vài năm trước, trong tổng vốn FDI thu hút hàng năm của cả nước hầu như luôn có mặt các dự án bất động sản với lượng vốn đăng ký có khi lên đến cả tỷ USD cho mỗi dự án. Song thực tế, quá trình triển khai rất chậm, thậm chí nhiều dự án bất động sản khó có khả năng triển khai như ở TP. Biên Hòa, Nhơn Trạch…

Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Toshiba VN (KCN Amata). (Ảnh tư liệu)
Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Toshiba VN (KCN Amata). (Ảnh tư liệu)

Thống kê của Ban quản lý các KCN Đồng Nai cho thấy, những dự án FDI mới thu hút trong 8 tháng qua đa số là dự án sản xuất thuộc các ngành cơ khí, lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị vệ tinh, thực phẩm… Đặc biệt, tỉnh đã thu hút được 2 dự án công nghệ cao là dự án của Công ty TNHH Belmont Manufacturing chuyên sản xuất thiết bị nha khoa, máy móc, thiết bị y tế và dự án của Công ty TNHH Maspro Việt Nam chuyên sản xuất các thiết bị thu tín hiệu truyền hình vệ tinh, thiết bị truyền hình cáp, thiết bị an ninh và giám sát…

Hiện tại, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch – đầu tư) thì vốn FDI của Đồng Nai đang chiếm 1/8 tổng lượng vốn FDI và đang đứng thứ 3 cả nước về lượng vốn đăng ký, sau Hải Phòng và Bình Dương. Theo dự đoán của Ban quản lý các KCN Đồng Nai, khả năng trong năm 2012, thu hút vốn FDI của Đồng Nai sẽ đạt khoảng trên 1,2 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số 943 triệu USD của năm 2011, cho dù nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế thế giới và trong nước vẫn chưa nhiều khởi sắc.

Vi Lâm

 



Siêu thị khuyến mãi quảng bá hàng Việt


(ĐN)- Trong dịp lễ 2-9, nhiều siêu thị, trung tâm thương mại của tỉnh tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn thu hút khách mua hàng. Trong đó, siêu thị Co.op Mart Biên Hòa có chương trình khuyến mãi lớn nhất trong năm: "Tháng tự hào hàng Việt – 2012" với sự tham gia của hơn 600 nhà cung cấp, với khoảng 2 ngàn mặt hàng được giảm giá (có mặt hàng giảm đến 49%). Đối với mỗi hóa đơn trị giá 500 ngàn đồng, khách hàng thân thiết sẽ được mua một sản phẩm với giá ưu đãi.

BigC tăng lượng hàng lên 30% so với ngày thường để phục vụ khách mua sắm dịp lễ.
BigC tăng lượng hàng lên 30% so với ngày thường để phục vụ khách mua sắm dịp lễ.

Còn siêu thị BigC đã chuẩn bị tăng thêm 30% lượng hàng hóa so với ngày thường và tổ chức 3 chương trình khuyến mãi lớn với hơn 1.200 mặt hàng được giảm giá từ 5-40%. BigC còn có nhiều chương trình, như: xổ số, hoạt náo, tặng quà, dùng thử sản phẩm… phục vụ khách đến vui chơi, mua sắm.

Bình Nguyên

 

 

 



Giá lúa tăng 200


Thu hoạch lúa tại xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu). Ảnh: H. GIANG
Thu hoạch lúa tại xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu). Ảnh: H. GIANG

(ĐN)- Sau khi Chính phủ có chính sách hỗ trợ và yêu cầu các doanh nghiệp nông sản mua 500 ngàn tấn gạo để trữ vào trung tuần tháng 8-2012, giá lúa trên thị trường đã tăng trở lại. Tại Đồng Nai, giá lúa tươi bán tại ruộng là 4,1- 4,2 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 200 – 300 đồng/kg, lúa khô từ 5,6 – 5,7 ngàn đồng/kg, tăng 500 – 600  đồng/kg. Một số nông dân trồng lúa ở các huyện: Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch cho biết, giá lúa tăng và đầu ra cũng thuận lợi hơn. Hiện đang là thời điểm nông dân trong tỉnh thu hoạch lúa hè – thu trà muộn. Vụ hè – thu năm nay, thời tiết thường xuyên có mưa lớn, đa số nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng nên lợi nhuận bị giảm 150 – 200 ngàn đồng/tấn so với bán lúa khô.

Hương Giang



Rau tăng gần 1 ngàn đồng/kg


(ĐN)- Hiện nay, giá rau ăn quả như: dưa leo, khổ qua, bí xanh, đậu… được thương lái mua tại các vùng trồng rau lớn ở các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất, Tân Phú dao động từ 3,5- 4 ngàn đồng/kg, tăng gần 1 ngàn đồng/kg so với thời điểm giữa tháng 8-2012. Theo một số thương lái, rau ăn quả năm nay không tăng cao như cùng kỳ năm trước là vì các thương lái ở miền Trung ít vào đặt hàng, lượng cung khá dồi dào.


 

Ông Lê Hữu Thủy, Chủ nhiệm Hợp tác xã rau Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc)  cho biết, với giá rau như hiện nay người trồng mới chỉ huề vốn. Vì năm nay thời tiết không thuận lợi nên năng suất rau ăn quả chỉ đạt 20 – 22 tấn/hécta, trong khi chi phí đầu vào  lên tới 70 – 75 triệu đồng/hécta/vụ.

Khánh Minh



Họp mặt kỷ niệm 67 năm ngành Văn hóa


Tại Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh, Sở Văn hóa – thể thao và du lịch (VH-TTDL) tỉnh vừa tổ chức họp mặt kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống và ký kết quy chế phối hợp giữa Sở VH-TTDL và Công an tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Long, Giám đốc Sở VH-TTDL tặng hoa và chúc mừng  Nghệ sĩ nhân dân Giang Mạnh Hà và Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Ông Nguyễn Văn Long, Giám đốc Sở VH-TTDL tặng hoa và chúc mừng Nghệ sĩ nhân dân Giang Mạnh Hà và Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã công bố 2 danh hiệu cấp Nhà nước do Bộ VH-TTDL phong tặng, bao gồm: danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho ông Giang Mạnh Hà, Trưởng đoàn cải lương Đồng Nai và Nghệ sĩ ưu tú đối với bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, nguyên đạo diễn Phòng chuyên mục Văn hóa – nghệ thuật, Đài PT-TH Đồng Nai vì đã có nhiều đóng góp trong hoạt động văn hóa – nghệ thuật. Ngoài ra, Ban tổ chức còn tiến hành tuyên dương, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất trong năm 2012.

Dịp này, Sở VH-TTDL và Công an tỉnh đã tổ chức ký kết quy chế phối hợp trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Theo đó, thời gian tới, 2 đơn vị sẽ tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, xử lý vi phạm nhằm không để phát sinh tiêu cực và tệ nạn xã hội trong lĩnh vực VH-TTDL.

            Văn Truyên

 



Lê Hồng Phong



 

Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 trong một gia đình nông dân ở làng Đông Thôn, tổng Thông Lãng, phủ Hưng Nguyên, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Khi vào tuổi thanh niên, Lê Hồng Phong ra làm công cho một hãng buôn ở thị xã Vinh gần nhà, rồi làm công nhân cho nhà máy diêm, bị đuổi việc vì đã vận động công nhân tranh đấu đòi quyền lợi hợp pháp cho anh em.

Năm 1924, Lê Hồng Phong gia nhập Tâm Tâm Xã, rồi cùng một số bạn bè sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia Tân Việt Thanh Niên Đoàn, cùng Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ đẩy mạnh hoạt động yêu nư¬ớc, sau đó đư¬ợc gặp và đều trở thành những học trò đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc khi Ng¬ười thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, đư¬ợc Ngư¬ời giác ngộ đi theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, thực hiện cách mạng vô sản, đánh đổ đế quốc phong kiến, giành độc lập cho dân tộc.

Lê Hồng Phong – Một số tác phẩm gồm những bài viết, báo cáo, bản khai, thư từ… ký tên Lê Hồng Phong và các tên khác như: Hải An, TB, Trí Bình, La Anh, Lítvinốp… do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành nhằm cung cấp cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân  những tư liệu tin cậy để nghiên cứu về đồng chí Lê Hồng Phong và Đảng ta trong một thời kỳ đặc biệt của cách mạng Việt Nam.

Sách Lê Hồng Phong – Một số tác phẩm hiện có tại Thư viện Đồng Nai. Ngoài ra, Thư viện  Đồng Nai còn có các tác phẩm khác viết về đồng chí Lê Hồng Phong, như: Lê Hồng Phong – Người cộng sản kiên cường và Lê Hồng Phong tiểu sử.      

Trần Bích Huyền

 

 

 



Trong dịp lễ Quốc khánh 2-9: Sôi nổi các hoạt động văn hóa- văn nghệ


Dịp nghỉ lễ 2-9 năm nay kéo dài đến 3 ngày nên tại nhiều địa phương trong tỉnh đã chuẩn bị các chương trình văn hóa – văn nghệ sôi nổi phục vụ người dân.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó phòng nghiệp vụ du lịch (Sở Văn hóa – thể thao và du lịch) cho biết: Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong tỉnh cũng như các vùng lân cận đến tham quan du lịch tại Đồng Nai, Sở  đã phối hợp cùng các khu du lịch, trung tâm văn hóa tại 11 huyện, thị, thành phố tổ chức nhiều hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao.

Nhiều chương trình giải trí

Vào lúc 7 giờ 30 ngày 1-9, tại Công viên Nguyễn Văn Trị (TP. Biên Hòa), Đội nhạc kèn Quân đoàn 4 có buổi biểu diễn đầu tiên phục vụ miễn phí người dân yêu nhạc tại thành phố với các ca khúc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước. Chương trình do Sở Văn hóa – thể thao và du lịch phối hợp cùng Công ty phát triển du lịch thuyền và bến tổ chức thực hiện. 

Du khách tham gia các trò chơi dân gian phục vụ miễn phí tại Khu du lịch Bửu Long.  Ảnh: V.TRUYÊN
Du khách tham gia các trò chơi dân gian phục vụ miễn phí tại Khu du lịch Bửu Long. Ảnh: V.TRUYÊN

Tối 1-9, tại Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh, Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh tổ chức chương trình ca nhạc với chủ đề Mng chiến thng. Đây là chương trình được đầu tư, hứa hẹn có nhiều tiết mục ca múa đặc sắc phục vụ người dân thành phố.

Dịp nghỉ lễ 2-9, các rạp chiếu phim trong TP. Biên Hòa diễn ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khán giả đến với rạp. Cụ thể như: tại cụm rạp Megastar Biên Hòa, ngoài việc tăng cường thêm suất chiếu đối với những bộ phim 3D ăn khách, như: Ha Bì 2, K băng hà 4, Th săn ma cà rng… là các chương trình ưu đãi hấp dẫn:  từ ngày 31-8 đến hết ngày 6-9, khi mua 3 vé xem bộ phim Timothy Mnh đời k l, khán giả được tặng kèm thêm 1 vé xem phim. Đối với khách hàng là thành viên Star Club, từ ngày 31-8 đến hết ngày 3-9, cụm rạp tiến hành nhân đôi điểm thưởng khi đến mua vé xem phim tại cụm rạp.

Cũng trong dịp lễ này, các rạp chiếu phim Thanh Bình và Sông Phố tiếp tục gửi đến khán giả bộ phim hài vui nhộn mang tựa đề Gia sư n quái với nhiều suất chiếu trong ngày. Ngoài ra, vào lúc 19 giờ từ ngày 1 đến 30-9, 7 đội chiếu bóng thuộc Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tỉnh sẽ tăng cường chiếu phim, kết hợp thi giọng hát hay karaoke với nhiều quà tặng cho người dân của 10 huyện và TX. Long Khánh. Riêng Đội chiếu bóng số 8 sẽ tham gia chiếu phim phục vụ công nhân tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 vào tối ngày 2-9. Sau đó, đội sẽ lần lượt đến các khu công nghiệp trong toàn tỉnh để chiếu phim phục vụ công nhân.

Cũng trong tối 1-9, tại xã Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu), Đoàn ca múa nhạc Đồng Nai có buổi biểu diễn phục vụ người dân địa phương với nhiều tiết mục ca múa hấp dẫn xoay quanh chủ đề ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ. Trước đó, từ ngày 27 đến ngày 31-8, đoàn cũng đã tham gia lưu diễn phục vụ bà con tại nhiều xã, phường của TX. Long Khánh.

Khu du lịch: Hứa hẹn hấp dẫn

Ông Trần Văn Thương, Giám đốc Trung tâm du lịch, văn hóa Bửu Long cho biết: Trong ngày 2-9, để đáp ứng tốt nhu cầu tham quan du lịch của du khách, trung tâm đã bổ sung thêm nhiều loại hình vui chơi giải trí mới vào phục vụ, như: chương trình văn nghệ và thả bong bóng bay có chủ đề Ước mơ xanh; chương trình biểu diễn lân sư rồng trên Mai hoa thung, chương trình xiếc, ảo thuật do đoàn xiếc đến từ TP. Hồ Chí Minh biểu diễn; chương trình ca nhạc kết hợp với tiệc buffet bắt đầu vào lúc 18 giờ 30 tại nhà hàng Cọ Dầu. Đặc biệt,  đúng vào sáng ngày 2-9, trên hành trình từ Văn miếu Trấn Biên đến Khu du lịch Bửu Long sẽ diễn ra chương trình diễu hành chào mừng lễ Quốc khánh có chủ đề Mng đất nước trn nim vui. Theo Ban tổ chức (Sở Văn hóa – thể thao và du lịch phối hợp cùng Trung tâm du lịch, văn hóa Bửu Long), đến thời điểm này đã có hơn 300 người đăng ký tham gia diễu hành.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn Hùng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch Giang Điền cho biết: Từ ngày 31-8 đến ngày 5-9, Khu du lịch thác Giang Điền sẽ đưa vào hoạt động khu ẩm thực thuần Việt phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách với trên 60 món ăn nổi tiếng trên khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt, trong ngày 2-9, sau khi mua vé vào cổng, du khách sẽ được miễn phí khi tham gia tất cả các trò chơi dân gian có thưởng do khu du lịch tổ chức, như: nhảy bao bố, đi cà kheo… Bên cạnh đó, các trò chơi bắn súng sơn, cưỡi đà điểu tại Khu du lịch Vườn Xoài hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách đến tham gia trong kỳ nghỉ này.

Trong ngày 2-9, tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, các đoàn xe tuyên truyền được trang trí băng rôn và hình ảnh chào mừng ngày Quốc khánh, kết hợp tuyên truyền về Biển đảo Tổ quốc sẽ tham gia diễu hành trên nhiều tuyến đường. Theo kế hoạch, các đoàn xe này tham gia diễu hành từ ngày 18-8 đến hết ngày 10-9. Ngoài ra, từ 30 – 8 đến 10 – 9, tại Trung tâm văn hóa các xã vùng sâu, vùng xa của 10 huyện, thị sẽ diễn ra các chương trình biểu diễn văn nghệ phục vụ người dân đón mừng Quốc khánh.

Văn Truyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Cụm thi đua 15 tổ chức giao lưu văn nghệ


Một tiết mục văn nghệ  tại buổi giao lưu
Một tiết mục văn nghệ tại buổi giao lưu

(ĐN)- Tối 31-8, tại UBND xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu), Cụm thi đua 15, gồm 6 đơn vị: Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài PT-TH Đồng Nai, Nhà thiếu nhi tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai đã tham gia chương trình giao lưu văn nghệ. 22 tiết mục ca múa xoay quanh chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước đã thu hút đông đảo người dân địa phương đến xem và cổ vũ.

Văn Truyên



Kết thúc hội thi tìm hiểu về bình đẳng giới


(ĐN)- Chiều 31-3, hội thi tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới do Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh tổ chức đã kết thúc sau 4 ngày thi. Kết quả, ban tổ chức đã trao 9 giải chính thức và 11 giải phụ dành cho những cá nhân hùng biện hay nhất, những đội có phần thi chào hỏi ấn tượng nhất và đội có số lượng cổ động viên đông nhất. Trong đó, giải nhất thuộc về đội Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.

Phương Liễu



Gia đình có 3 con trai tình nguyện nhập ngũ


Những năm qua, TX.Long Khánh luôn hoàn thành tốt công tác tuyển quân ở cả 2 cấp (thị xã và phường, xã). Để công tác tuyển quân đạt kết quả cao, ngoài sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị địa phương, còn có sự đóng góp không nhỏ từ gia đình các thanh niên, họ sẵn sàng động viên, ủng hộ con em mình lên đường tòng quân và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ở phường Xuân Trung (TX.Long Khánh) có một gia đình như thế.

Ông Nguyễn Thanh Kền tiếp chuyện với đại diện Ban Chỉ huy quân sự TX.Long Khánh.
Ông Nguyễn Thanh Kền tiếp chuyện với đại diện Ban Chỉ huy quân sự TX.Long Khánh.

Đó là gia đình ông Nguyễn Thanh Kền, ngụ ở KP1, phường Xuân Trung, có 3 con trai đã và đang thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Kền biết rõ môi trường quân đội sẽ giúp các con ông nhanh chóng trưởng thành, nên ông mong muốn các con mình tiếp nối truyền thống gia đình, đóng góp một phần công sức cho quê hương.

Từ sự định hướng của người cha, đến tuổi trưởng thành, các con ông Kền đều nhận thấy trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc và truyền thống gia đình, nên tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.

Hiện 2 con trai lớn của ông Kền đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và trở về địa phương công tác, còn lại người con trai út đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại sân bay Biên Hòa. Các con ông Kền sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về, dù làm gì, công tác ở đâu, các anh cũng thể hiện được sự rắn rỏi, chững chạc, tác phong nhanh nhẹn và bản lĩnh khi đối diện trước khó khăn.

Năm 2009, sau khi xuất ngũ, anh Nguyễn Thanh Du (con trai ông Kền) đã tham gia lực lượng Công an xã Bàu Trâm (TX.Long Khánh) để giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Dù mới tham gia công tác nhưng với những điều đã được học tập, huấn luyện  từ môi trường quân đội, anh Du đã nhanh chóng hòa nhập với nhiệm vụ mới. Anh Du cho biết: "Những nội dung được học tập, huấn luyện trong thời gian đi bộ đội đã giúp tôi trưởng thành và bản lĩnh hơn, đồng thời giúp tôi rất nhiều khi tham gia lực lượng công an xã. Qua đó, tôi đã tích cực truy bắt được 4 vụ trộm, 2 vụ lừa đảo, 5 đối tượng sử dụng ma túy… Bản thân tôi được lãnh đạo đơn vị tin tưởng, được nhân dân tin yêu. Tôi nguyện sẽ cống hiến hết khả năng cho công tác giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương". 

Với những đóng góp của mình, gia đình ông Kền đã được nhiều cấp khen thưởng. Đặc biệt, gia đình ông Kền là gia đình duy nhất ở TX.Long Khánh được Tư lệnh Quân khu 7 khen thưởng vì thành tích hoàn thành tốt công tác tuyển quân năm 2011.

Quốc Tuấn

                                                                 

 

 



Ngày 2-9-1945: Mốc son không thể nào phai


67 năm đã trôi qua kể từ ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Nhân dịp Quốc khánh 2-9 năm nay, chúng tôi đã gặp ông Nguyễn Hạnh, hiện ngụ tại KP5, phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa – người đã từng chứng kiến thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc.

Ông Nguyễn Hạnh bên bàn thờ Bác Hồ.
Ông Nguyễn Hạnh bên bàn thờ Bác Hồ.

Ông Nguyễn Hạnh kể lại, năm 1945, ông tròn 17 tuổi và thoát ly gia đình đi kháng chiến, làm liên lạc cho Ủy ban hành chánh kháng chiến xã Bình Trước, quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai). Đây cũng là năm mà hàng chục vạn người dân Việt Nam đã rưng rưng khi nghe Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với quốc dân đồng bào và cả thế giới: "…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

"Lúc được nghe Tuyên ngôn của Bác qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, mỗi người trong chúng tôi lúc đó thật hãnh diện vô cùng về dân tộc mình. Ngày nay, mỗi lần đất nước kỷ niệm Ngày Độc lập dân tộc, chính quyền địa phương lại mời tôi ra nói chuyện truyền thống với thế hệ trẻ. Qua các buổi nói chuyện, tôi không quên nhắc nhở các thế hệ phải thêm yêu quý và không ngừng vun đắp thành quả độc lập dân tộc của Tổ quốc. Ở bất cứ thời đại nào, tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập của dân tộc cũng luôn mạnh mẽ và cháy bỏng, đập đan mọi kẻ thù hung hăng nhất"- ông Nguyễn Hạnh xúc động nói.

Là một đảng viên 85 năm tuổi đời, 65 năm tuổi Đảng, ông Nguyễn Hạnh rất vui mừng khi thấy đất nước ngày càng đổi thay. Từ một nước có hơn 2 triệu người chết vì đói, nay trở thành nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới; giặc đói và giặc dốt đã bị đẩy lùi; uy tín và vị thế của đất nước ngày càng được khẳng định mạnh mẽ trên thế giới.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay với nhiều cơ hội lẫn thách thức, nhất là việc Trung ương vừa ban hành Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải tiếp tục phấn đấu, phát huy vai trò của một Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn dân gặt hái nhiều thắng lợi mới, quyết giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc. Ông Nguyễn Hạnh cho rằng mỗi cán bộ, đảng viên hãy chung sức, chung lòng thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 để xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, xứng đáng với hàng vạn liệt sĩ đã hy sinh cho nền độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Là người trải qua 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, trực tiếp cầm súng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và đã vinh dự 3 lần được gặp Bác Hồ, đến nay ông Nguyễn Hạnh vẫn thấm thía sâu sắc lời căn dặn của Bác: "Các cháu phải luôn giữ gìn sự đoàn kết nhé. Đoàn kết làm nên mọi thắng lợi".

Hàng năm cứ vào dịp lễ, tết hay Ngày Quốc khánh, gia đình ông Nguyễn Hạnh đều sửa soạn bàn thờ cúng giỗ Bác Hồ…

Phương Hằng

 

 

 



Kỷ niệm Ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh


(ĐN)- Tại Trung tâm Văn miếu Trấn Biên, nhân kỷ niệm 43 năm Ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh (2-9-1969 – 2-9-2012) trong hai ngày 5 và 6-9 sẽ tổ chức các hoạt động, như: khai mạc triển lãm chuyên đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc đời và sự nghiệp", biểu diễn thư pháp và kết mâm trái cây, giao lưu nhạc cụ dân tộc và đờn ca tài tử, tổ chức lễ tưởng niệm 43 năm Ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh, họp mặt ban quý tế các đình trên địa bàn TP. Biên Hòa.

Nga Sơn



Trên mảnh đất anh hùng…


"Trong đấu tranh người Thiện Tân anh dũng, trong lao động người lại cũng anh hùng…", câu hát được cải biên từ ca khúc Tình đất đỏ miền Đông, nhưng hoàn toàn xứng hợp với tinh thần của quân – dân xã Thiện Tân trong kháng chiến lẫn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Chỉ tay về phía ngôi trường đang được xây dựng với kinh phí gần 30 tỷ đồng, Chủ tịch UBND xã Thiện Tân Lê Văn Hoàng phấn khởi cho biết, đến năm học sau, trên 260 học sinh bậc THCS trong xã sẽ được học trong ngôi trường mới khang trang.

* Vượt khó xây dựng quê hương

Những năm sau giải phóng, so với các địa phương khác, xã Thiện Tân càng khó khăn gấp bội. Bị bom đạn địch cày xới liên tục suốt thời kỳ kháng chiến, hạ tầng cơ sở của xã tan hoang, có nơi gần như thành bình địa, như: ấp 5, 7, Ông Hường. Cả xã có một trường tiểu học duy nhất thì gần như hư hỏng hoàn toàn, học sinh không có nơi để đến trường. Đường sá đầy những hố bom lồi lõm, ruộng đất sản xuất phần nhiều bị hoang hóa. Nhưng với truyền thống đoàn kết, Đảng bộ và nhân dân xã Thiện Tân đã từng bước vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống.

Học sinh Trường THCS Thiện Tân ôn lại truyền thống kháng chiến bên bia tưởng niệm liệt sĩ xã Thiện Tân. Ảnh: H.LAM
Học sinh Trường THCS Thiện Tân ôn lại truyền thống kháng chiến bên bia tưởng niệm liệt sĩ xã Thiện Tân. Ảnh: H.LAM

Ngay sau ngày hòa bình, Thiện Tân đã nhanh chóng xây dựng và củng cố chính quyền, tập trung toàn lực cho sản xuất. Những đảng viên của xã ngày trước tiên phong trong đấu tranh với địch, nay lại gương mẫu đi đầu trong công tác khai hoang phục hóa, tăng gia sản xuất. Mùa tựu trường năm 1975, các em học sinh đã quay trở lại học tập ở ngôi trường đã được sửa chữa. Năm 1976, trong mùa tuyển quân đầu tiên, xã Thiện Tân đã hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân. Chi bộ Đảng còn giới thiệu những thanh niên ưu tú để đào tạo về trình độ chính trị – y tế – văn hóa, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, là nguồn nhân lực để xây dựng địa phương trong tương lai.

Bước vào thời kỳ đổi mới, xác định mặt trận nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, Đảng ủy xã đã chỉ đạo tập trung áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, đầu tư giống mới nên đã tạo được bước tiến mới trong sản xuất nông nghiệp, dần phát triển theo định hướng đưa nông thôn tiến đến con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trên mảnh đất khô cằn, xơ xác năm xưa dần có nhiều chuyển biến: Nhà máy nước Thiện Tân được xây dựng, Cụm công nghiệp Thiện Tân – Thạnh Phú đi vào hoạt động, xây dựng được 2 trường mẫu giáo, 2 trường tiểu học và 1 trường THCS…

Đến nay, ngoài 950 hécta lúa đạt năng suất trên 40 tạ/hécta, địa phương đang phấn đấu vươn lên đạt năng suất 55 tạ/hécta, đạt 34 hécta vườn chuyên canh cây bưởi, 25 hécta cao su và đàn gia súc được chăn nuôi theo hướng công nghiệp đều đem lại thu nhập cao cho người dân. Công nghiệp tăng trưởng khá đều đặn, bình quân thu ngân sách hàng năm đều đạt gần 11 tỷ đồng – một con số khá cao so với các xã khác trong huyện Vĩnh Cửu.

* Phát huy truyền thống đoàn kết

Một trong những điều mà Đảng bộ và nhân dân xã Thiện Tân tự hào, đó là suốt mấy mươi năm qua, từ lúc còn kháng chiến gian khổ cho đến giai đoạn xây dựng đất nước, tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương luôn giữ được sự đoàn kết, vững mạnh. Từ một chi bộ với 10 đảng viên vào năm 1975, đến nay Đảng bộ xã đã phát triển thành 10 chi bộ với 114 đảng viên. Đồng chí Huỳnh Văn Tới, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhận xét, các chi bộ ở Thiện Tân hoạt động khá mạnh mẽ, các nghị quyết đề ra đều có chương trình hành động cụ thể để thực hiện. Đặc biệt, ở Thiện Tân đã xuất hiện nhiều mô hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao, như: vận động dân hiến đất làm đường, cải cách hành chính, sản xuất giỏi, hỗ trợ nhau thoát nghèo…

Trung tâm văn hóa - thể thao xã Thiện Tân, nơi người dân thường đến sinh hoạt thể thao, văn nghệ.
Trung tâm văn hóa – thể thao xã Thiện Tân, nơi người dân thường đến sinh hoạt thể thao, văn nghệ.

Ông Đặng Văn Tòng, người đi đầu trong phong trào vận động hiến đất làm đường ở xã cho biết, người dân Thiện Tân vốn có truyền thống đoàn kết tương trợ lẫn nhau, chỉ cần biết khơi gợi tinh thần này, nêu được lợi ích chung là người dân sẽ tự nguyện đóng góp. Không chỉ cắt đất làm đường, người dân còn giúp đỡ ngày công để công trình sớm hoàn thành.

Từ hiệu quả của các mô hình trên, đời sống kinh tế – xã hội của người dân xã Thiện Tân ngày càng được nâng cao. Trong tổng số 20 con đường liên ấp, đã thực hiện bê tông hóa 8 đường với tổng chiều dài 12,7km, kinh phí thực hiện là 20,5 tỷ đồng, trong đó người dân tự nguyện đóng góp gần 30%, chưa kể ngày công lao động. Ở 3 ấp truyền thống: 6, 7 và Ông Hường, hiện cũng đang khởi công làm đường bê tông để chấm dứt tình trạng "nắng bụi, mưa bùn". 100% dân trong xã đã sử dụng điện lưới quốc gia và sử dụng nước hợp vệ sinh. Thiện Tân cũng đạt tỷ lệ 100% dân có nhà kiên cố, xóa được nhà tạm bợ, nhà tranh tre nứa lá và "xóa trắng" được hộ nghèo. Ở Trung tâm văn hóa – thể thao của xã, hàng ngày các đội, nhóm thể thao, như: cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… đều đến luyện tập, thi đấu. 3 đội đờn ca tài tử trong xã cũng thường xuyên tổ chức sinh hoạt, biểu diễn giao lưu, là sân chơi văn hóa cho người dân Thiện Tân và các xã lân cận.

Kiên cường trong kháng chiến

Nhắc đến những ngày kháng chiến gian khổ, ông Nguyễn Văn Hải – một trong những cán bộ lão thành cách mạng của địa phương, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Thiện Tân giai đoạn 1979-1981, cho biết, với vị trí cửa ngõ ra vào Chiến khu Đ, đồng thời nằm trên hành lang bảo vệ các cứ điểm quân sự quan trọng, như: sân bay Biên Hòa, Tổng kho Long Bình…, nên suốt thời kỳ chống Mỹ, xã Thiện Tân hứng chịu sự đánh phá dữ dội của địch. Thế nhưng, càng bị áp bức, quân – dân xã Thiện Tân càng kiên cường vùng lên, không những một lòng đoàn kết hướng về cách mạng, nuôi giấu cán bộ, vận chuyển lương thực, thuốc men, vũ khí cho cách mạng, mà còn bao phen sát cánh cùng bộ đội chủ lực chiến đấu quyết liệt, làm quân thù khiếp vía khi đặt chân lên địa bàn xã.

Ngay từ tháng 1-1961, Đội du kích xã Thiện Tân đã ra đời, không chỉ là lực lượng hỗ trợ hiệu quả cho các đơn vị đặc công, pháo binh Miền trong các trận đánh lẫy lừng (như các trận đánh vào sân bay Biên Hòa năm 1964, 1972), Đội còn trực tiếp chiến đấu với nhiều chiến công nổi bật, như: các trận đánh ở cầu Cây Khô, Rạch Tôm, Ba Dốc; trận tập kích cụm pháo Mỹ ở Bà Cô… Trong kháng chiến chống Mỹ, quân – dân xã Thiện Tân đã phối hợp tác chiến 130 trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt 154 tên Mỹ, 1.950 tên ngụy, 17 tên tề ngụy, cảnh sát, tình báo ác ôn; bắn cháy 7 xe tăng, thu 105 súng các loại, thu 2 tấn bom mìn các loại, 20 lần đánh phá cầu cống trên lộ 768, rải hàng trăm ngàn truyền đơn, phát động 4.500 lượt nhân dân đấu tranh chính trị. Căn cứ Bùng Binh nằm trên địa bàn xã với hàng trăm mét địa đạo trong lòng đất, là nơi trú ẩn của lực lượng cách mạng để lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến chống đế quốc, suốt thời kỳ kháng chiến vẫn là nơi "bất khả xâm phạm" với sự chở che, bảo vệ của quân và dân Thiện Tân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Lam

 

 

 

 

 

 



Khảo sát tình trạng nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa


(ĐN)- Sáng 31-8, tại sân bay Biên Hòa, đoàn đại biểu Ủy ban Các vấn đề cựu chiến binh Hoa Kỳ do bà Kimlipsky, Trưởng nhóm trợ lý Ủy ban Các vấn đề cựu chiến binh Hoa Kỳ đã đến khảo sát tình trạng ô nhiễm chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh Việt Nam tại khu vực sân bay Biên Hòa và các vùng lân cận. Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh đã đến dự.

Đoàn khảo sát làm việc tại sân bay Biên Hòa. Ảnh: V. Bính
Đoàn khảo sát làm việc tại sân bay Biên Hòa. Ảnh: V. Bính

 Tại buổi làm việc, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đề nghị với đoàn: hỗ trợ về kinh phí, khảo sát điều tra tỉ mỉ mức độ ô nhiễm, tiến hành xử lý những khu vực bị nhiễm, trợ cấp cho những nạn nhân, xây dựng thêm 2 trung tâm phục hồi chức năng tại TP.Biên Hòa và huyện Cẩm Mỹ…

Sau khi nghe báo cáo, đoàn đã đi kiểm tra thực tế khu vực bị nhiễm trên sân bay Biên Hòa và khu vực lân cận… và thăm cơ sở xử lý chất độc da cam dioxin (thử nghiệm) bằng phương pháp đốt nhiệt để phân hủy dioxin.

Viết Bính

 



Công an tỉnh trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho 5 đồng chí


(ĐN)- Ngày 30-8, Đảng ủy Công an tỉnh đã tổ chức trao tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho 5 đồng chí thuộc các chi, Đảng bộ Công an tỉnh. Đồng chí Đinh Quốc Thái, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Khánh, Ủy viên Ban TVTU, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh, cùng các đồng chí: Phạm Văn Dụng, Võ Văn Chữ, Trần Ngọc Tròn, Phạm Văn Tuyển.

Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái trao huy hiệu Đảng cho các đảng viên. Ảnh: Đ. Biên
Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái trao huy hiệu Đảng cho các đảng viên. Ảnh: Đ. Biên

Đình Biên

 



Nhiều hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2-9


(ĐN)- Nhân kỷ niệm 67 năm Quốc khánh (2-9), tại các địa phương trong tỉnh đã có nhiều hoạt động.

* Sáng 31-8, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và TP.Biên Hòa đã tổ chức lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.

Nguyên bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Trang và Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Lê Hồng Phương thắp nhang tại nghĩa trang liệt sĩ
Nguyên bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Trang và Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Lê Hồng Phương thắp nhang tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Ảnh: H.Anh

* Trường đại học Nguyễn Huệ đã tổ chức trao tặng nhà tình nghĩa cho gia đình đồng chí Trần Võ Đông Giang, là gia đình cán bộ, giảng viên có hoàn cảnh đặc biệt và là con liệt sĩ, đã vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngôi nhà trị giá 60 triệu đồng và hơn 20 ngày công của cán bộ, học viên đơn vị. Kinh phí trích từ quỹ đền ơn đáp nghĩa của trường.

* Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Thống Nhất tổ chức bàn giao mái ấm Công đoàn cho chị Trần Thị Cần, là đoàn viên Công đoàn Trường mầm non Bình Minh, hiện ngụ ấp Phan Bội Châu, xã Bàu Hàm 2. Tổng kinh phí xây dựng là 30 triệu đồng, trong đó Ban quản lý quỹ xã hội Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ 20 triệu đồng, số tiền còn lại do gia đình đóng góp thêm.

* Sáng 30-8, xã Bảo Quang (TX.Long Khánh) tổ chức trao tặng căn nhà tình nghĩa cho gia đình ông Phan Văn Ngận, là thương binh 4/4, người dân tộc Chơro, cư ngụ ấp Lác Chiếu. Căn nhà được xây trên nền đất của gia đình. Tổng kinh phí xây dựng là 60 triệu đồng, trong đó trích từ quỹ đền ơn đáp nghĩa của thị xã là 40 triệu đồng, số còn lại gia đình góp thêm để xây dựng.

PV-CTV



Di chúc Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng đất nước


Tháng 9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, cùng với những hình ảnh ghi lại tình cảm của toàn dân khắp bốn phương, bản Di chúc của Bác Hồ kính yêu được công bố. Hơn 40 năm qua, Di chúc của Người trở thành thiêng liêng, là Cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.


 

Điều mà Người quan tâm, đề cập nhiều nhất và trước hết trong bản Di chúc là nói về Đảng và công tác xây dựng Đảng. Bác khẳng định truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng là sự đoàn kết rộng rãi, nêu cao ý thức phục vụ nhân dân nên giành nhiều thắng lợi to lớn. Bác căn dặn việc giữ gìn đoàn kết trong Đảng phải như việc "giữ gìn con ngươi của mắt mình", "trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng",  và "phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Sinh thời, Bác là người đảng viên mẫu mực về tự phê bình và phê bình. Với Bác, nếu phê bình mà không dựa trên tình đồng chí, tình thương yêu thì kết quả sẽ rẽ sang hướng khác.

Với một Đảng cầm quyền, để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, sự gương mẫu của mỗi đảng viên là quan trọng nhất, trong đó đạo đức cách mạng của đảng viên là sự sống còn của Đảng. Theo Bác đó là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nêu cao ý thức phục vụ nhân dân. "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Đoạn trích ngắn này từ bản Di chúc, chỉ với 50 chữ, Bác dùng đến 4 lần chữ "thật", "thật sự", với người kiệm lời như Bác, mới biết vai trò đạo đức của đảng viên và công tác xây dựng Đảng quan trọng đến nhường nào.

Nói về những công việc cần làm sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, thì việc đầu tiên, cũng là công tác xây dựng Đảng. Bác viết: "Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi''. Bút tích của Bác gạch dưới 4 chữ ''chỉnh đốn lại Đảng'' chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề mà Bác dặn lại đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong Di chúc thiêng liêng của mình.

Ngày Bác ra đi, cuộc kháng chiến bước vào hồi quyết liệt nhất, nhưng với niềm tin mãnh liệt vào sự thắng lợi, Bác cũng hình dung ra việc kiến thiết lại đất nước sau chiến tranh, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, như một kiến trúc sư cho xã hội tương lai: "Công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm''. Đây là việc làm không dễ, là cuộc chiến đấu "khổng lồ",  ''một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi''. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ, phải chăng sự nghiệp đổi mới đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra từ những năm 1968, 1969, cách đây hơn 40 năm? Rõ ràng tầm nhìn của Di chúc vượt thời gian, xuyên thế kỷ, có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay.

Trước lúc đi xa, bao nhiêu chuyện cần phải để tâm, bao nhiêu công việc bộn bề phải dặn lại, trong lúc quỹ thời gian ngày một cạn. Nhưng với Bác Hồ, nhắc không sót một ai về những công việc mà Chính phủ cần làm sau chiến tranh: với thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công, các cháu bộ đội, thanh niên xung phong, các cháu thanh, thiếu niên, nhi đồng, đến cả những nạn nhân của chế độ cũ. Với công việc, điều quan tâm nhất là việc "bồi đưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau", mở mang giáo dục đào tạo, miễn thuế nông nghiệp cho nông dân, là việc kiến thiết lại đất nước sau chiến tranh… Với việc riêng, chỉ mấy dòng ngắn ngủi về chuyện tổ chức lễ tang: "Chớ nên điếu phúng linh đình để khỏi tốn thì giờ và tiền bạc của nhân dân", ra đi hoàn toàn thanh thản "Không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".

43 năm ngày Bác đi xa, cũng là 43 năm toàn Đảng, toàn dân thực hiện Di chúc của Bác. Một tháng Chín nữa lại về, là dịp để mọi người đọc lại bản Di chúc lịch sử, một bản kiến trúc xã hội tương lai, con đường đổi mới đất nước Bác đã vạch ra hơn 40 năm trước. Và càng có ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân đang triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

  Phan Sĩ Anh

 

     

 

 

 

 



Quảng bá các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin


(ĐN)- Ngày 31-8, Ban tổ chức Hội thảo hợp tác phát triển công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam lần XVI do Đồng Nai đăng cai với chủ đề "Phát triển, kết nối, thu hẹp khoảng cách số hướng đến chính quyền điện tử" đã có buổi tổng kết hội thảo.

Đánh giá công tác tổ chức hội thảo, ông Nguyễn Minh Hùng, Giám đốc Sở Thông tin – truyền thông, Phó trưởng ban thường trực hội thảo cho rằng: Hội thảo lần này, lãnh đạo tỉnh đã có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, đồng thời, các sở, ban, ngành, đơn vị có sự phối hợp nhịp nhàng. Hội thảo đã thành công tốt đẹp, được nhiều bộ, ngành Trung ương; các địa phương trong cả nước tham gia đánh giá cao về cách tổ chức, quy mô, nội dung… Thông qua các hoạt động, hội thảo đã góp phần quảng bá các mô hình ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính, hướng đến chính quyền điện tử của Đồng Nai.

Công Nghĩa



Trao 60 suất học bổng Tiếp sức vượt khó học tốt


Học bổng

(ĐN)- Chiều 31-8, tại trụ sở Huyện ủy Long Thành, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Mạnh Trung đã chủ trì lễ trao học bổng Tiếp sức vượt khó học tốt năm 2012 (nh).

Học bổng năm nay được trao cho 60 học sinh ở các huyện: Xuân Lộc, Định Quán, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch và TP. Biên Hòa, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng và dụng cụ học tập. Tổng trị giá đợt trao học bổng là trên 70 triệu đồng do Công ty TNHH Thiên Hà tài trợ.

Đây là năm thứ hai quỹ học bổng này của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện, dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên đạt danh hiệu học khá, giỏi.

Thanh Thúy



Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông


(ĐN)-  Ngày 31-8, đoàn kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) của Ban ATGT tỉnh đã có buổi làm việc với Ban ATGT TX.Long Khánh, đồng thời kết thúc đợt kiểm tra từ ngày 29-8 ở các huyện, thị, thành.

Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Phó giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Ban ATGT tỉnh đề nghị lãnh đạo TX. Long Khánh chỉ đạo các thành viên ban ATGT thị xã tích cực vào cuộc, xây dựng phương pháp tuyên truyền pháp luật giao thông hiệu quả, phù hợp đúng đối tượng. Đại tá Mạnh cũng yêu cầu công an địa phương huy động các lực lượng tham gia xử lý vi phạm giao thông trên các tuyến đường theo thẩm quyền; tổ chức ký cam kết chấp hành luật giao thông đến từng hộ gia đình…

Trước đó, trong các ngày 29, 30-8, khi làm việc với Ban ATGT các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và TP.Biên Hòa, ông Nguyễn Văn Điệp, Giám đốc Sở Giao thông – vận tải, Phó trưởng ban thường trực Ban ATGT tỉnh đã lưu ý các địa phương này có biện pháp hữu hiệu kéo giảm TNGT từ nay đến cuối năm để cùng toàn tỉnh thực hiện mục tiêu giảm 5% TNGT trong năm ATGT 2012.

8 tháng đầu năm, trong toàn tỉnh chỉ có Long Khánh và hai huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ kéo giảm được tai nạn giao thông.

Thanh Toàn



Trả lời phản ảnh của ông Nguyễn Thanh Cường, ngụ ở KP4, phường Tân Hòa, TP.Biên Hòa


Ông Nguyễn Thanh Cường, ngụ ở KP4, phường Tân Hòa, TP.Biên Hòa phản ảnh: UBND phường Tân Hòa không xác nhận ranh đất để ông điều chỉnh diện tích đất trên sổ đỏ.

Trả lời vấn đề này, Chủ tịch UBND phường Tân Hòa Nguyễn Trung Chính cho biết: Diện tích đất ông Cường đề cập là của cha mẹ ông để lại, thuộc thửa 21 tờ bản đồ số 9, phường Tân Hòa. Mảnh đất này được UBND TP.Biên Hòa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2009. Tuy nhiên, diện tích trong giấy ghi 1.842,5m2, trong khi diện tích sử dụng thực tế của gia đình là 2.436,9m2. Chỉ vì sai lệch như đã nêu nên ông Cường đề nghị điều chỉnh. UBND phường đã thành lập hội đồng xét duyệt nguồn gốc đất để giải quyết cho ông Cường để có cơ sở điều chỉnh cho chính xác.

Ban CTBĐ

 

 



Một cựu vận động viên cần được tiếp sức


Từng là vận động viên chạy việt dã tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh, Dương Thị Hoa (nhà ở tổ 4, ấp 3, xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu) hiện mang trong người một khối u ác tính. Khối u ấy đang hành hạ em từng ngày nhưng gia đình không có khả năng chạy chữa…

Dương Thị Hoa đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Dương Thị Hoa đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Năm 2010, khi đang học năm nhất tại Trường trung cấp dược TP.Hồ Chí Minh, Hoa thường xuyên bị nhức đầu. Cơn đau hành hạ liên tục khiến em bị co giật và ngất, kể cả những lúc đang ở giảng đường. Các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy chẩn đoán Hoa bị khối u ác tính trong não. Cũng từ thời điểm đó, việc học của Hoa bị gián đoạn giữa chừng. Để có tiền điều trị bệnh cho con, cha mẹ Hoa đã bán hết tài sản trong nhà, thế nhưng sức khỏe của em ngày một yếu. Đợt phẫu thuật và xạ trị đầu tiên, gia đình em phải vay mượn nhiều nơi mới đủ tiền trả viện phí.

Hàng ngày nhìn con gái đau đớn, vợ chồng ông Tâm chỉ biết khóc, bởi họ đã hết cách xoay xở để lo cho con. Hai vợ chồng ông Tâm làm ăn, chỉ đủ thu nhập nuôi hai con ăn học. Từ ngày Hoa bị bệnh, gia đình ông Tâm rơi vào cảnh khốn đốn, nợ nần chồng chất. Tài sản duy nhất của cha mẹ Hoa là căn nhà cấp 4, đã rao bán nhiều lần nhưng không ai mua, bởi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mới đây, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lần 2 cho Hoa, ước tính chi phí cho đợt điều trị này lên đến hàng chục triệu đồng. Đây là một số tiền quá lớn, vượt quá khả năng của gia đình. Tiếp theo Hoa còn phải xạ trị nhiều đợt, là điều ngoài tầm tay của cha mẹ. Hiện tại, Hoa rất cần sự chia sẻ, giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm để em có thể vượt qua bệnh tật.

Bạn đọc có điều kiện giúp đỡ Hoa, xin liên hệ điện thoại ông Dương Văn Tâm: 0986.082837; hoặc Tòa soạn Báo Đồng Nai số: 0613.942427.

K.Liễu

 

 

 



Bảo hiểm y tế học sinh


Năm 2010, bảo hiểm y tế học sinh – sinh viên (BHYT-HSSV) thuộc nhóm bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật BHYT. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa mặn mà tham gia.

Thời gian qua, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đã tích cực tuyên truyền vận động, nhằm nâng cao ý thức cho phụ huynh về tầm quan trọng của BHYT. Song, vấn đề này vẫn còn nhiều gia đình thờ ơ.

Theo thống kê của BHXH tỉnh, toàn tỉnh hiện có 573 trường học các cấp và gần 487 ngàn HSSV. Trong đó có khoảng 96% trường học tham gia BHYT, nhưng số HSSV tham gia BHYT chỉ đạt 59%. Con số này khá thấp dù BHXH luôn cố gắng phối hợp với Sở GD-ĐT vận động các HSSV. Theo dự đoán, trong năm học này, BHYT cho HSSV sẽ tiếp tục… ế.

* Dịch vụ y tế chưa chất lượng?

Số HSSV tham gia BHYT thời gian qua không nhiều là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, không ít phụ huynh còn e ngại về chất lượng trong khám chữa bệnh BHYT. Khi con em bị bệnh, nhiều người chọn biện pháp khám tại phòng khám tư nhân để tránh tình trạng chen lấn, chờ đợi. Bên cạnh đó, chi phí cho một lần khám dịch vụ tư nhân cũng không quá cao.

Để bảo vệ sức khỏe con em lâu dài, phụ huynh cần tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh.
Để bảo vệ sức khỏe con em lâu dài, phụ huynh cần tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh.

Nói về ý nghĩa của việc thực hiện BHYT cho HSSV, theo Phó giám đốc BHXH tỉnh Phạm Minh Thành, HSSV chưa tích cực tham gia BHYT một phần là vì vào đầu năm học, phụ huynh phải đóng nhiều khoản phí, trong đó có BHYT nên các gia đình có phần ngán ngại, nhất là những gia đình đông con, gặp khó khăn. Một nguyên nhân khác nữa là người dân chưa hiểu hết chính sách của BHYT sẽ đem lại lợi ích đối với những trường hợp phải điều trị lâu dài, đó là chưa kể đến những rủi ro về sức khỏe, tai nạn.

Theo quy định, chỉ có BHYT là bắt buộc, còn các bảo hiểm khác, như: bảo hiểm con người, bảo hiểm tai nạn… người dân hoàn toàn tự nguyện. Thế nhưng, hiện vẫn có một số phụ huynh phản ảnh, ngoài tiền BHYT phải đóng, một số khoản bảo hiểm khác dù không bắt buộc nhưng họ không được giải thích rõ. Chị K.L., ngụ ở KP1, phường Trung Dũng, có con học tại một trường THCS ở Biên Hòa cho biết, nhà trường thông báo đóng tiền thì phải hoàn thành nghĩa vụ cho con chứ chị không nghe giáo viên giải thích bảo hiểm nào bắt buộc, bảo hiểm nào không.

* Lợi ích của BHYT

Giữa tháng 7-2012, Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận một bệnh nhân 9 tuổi bị sốt xuất huyết nặng. Chi phí điều trị hết 120 triệu đồng, nhưng do người bệnh không có BHYT nên gia đình phải trả toàn bộ chi phí. Vì hoàn cảnh khó khăn, trường hợp này hiện vẫn còn nợ bệnh viện gần 60 triệu đồng tiền viện phí.

Bác sĩ Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho rằng, chỉ có khoảng 5% trẻ đến điều trị tại bệnh viện không có thẻ BHYT. Thông thường, mỗi trường hợp nhập viện điều trị, tốn trung bình khoảng từ 5-7 triệu đồng. Chính vì vậy, nếu tham gia BHYT thì khi con em bị bệnh, cha mẹ đỡ vất vả hơn khi phải lo chi phí, đặc biệt là bệnh nặng, điều trị lâu dài rất tốn kém. Bởi nếu không có BHYT thì phải đóng 100% chi phí khám chữa bệnh. Thực tế, không tham gia BHYT cho học sinh, trước mắt phụ huynh bớt được một khoản tiền vài trăm ngàn đồng. Nhưng về lâu dài, khi có bệnh thì số tiền chi phí cho điều trị sẽ vượt gấp nhiều lần số tiền đóng BHYT. Như vậy, người dân sẽ thiệt thòi nhiều hơn những người khác trong điều trị bệnh.

Ông Phạm Minh Thành đánh giá, do chưa lường trước hết những rủi ro trong cuộc sống nên nhiều người không mặn mà lắm với BHYT ngay từ đầu. Mặt khác, BHYT còn mang tính chia sẻ cộng đồng, góp phần san sẻ rủi ro cho những người bị bệnh hoặc bị tai nạn. Như vậy, xét về lợi ích thì BHYT có ý nghĩa tích cực; chắc chắn người tham gia BHYT sẽ được lợi nhiều. "Khi tham gia BHYT, HSSV sẽ được hưởng những quyền lợi: được khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở y tế xã, phường, huyện, thị xã, kể cả những phòng khám tư nhân có ký hợp đồng với BHYT. Bệnh nhân có thẻ BHYT được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường; được sơ cấp cứu ở bất cứ bệnh viện nào trong toàn quốc và được điều trị bằng các biện pháp kỹ thuật cao; đồng thời hưởng nhiều ưu đãi khi mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo…" – ông Thành nhấn mạnh.

Ngọc Liên

 

 

 

 

 

 



Đội nữ pháo binh Xuân Lộc đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân


(ĐN) – Sáng 31-8, tại Hội trường Nhà văn hóa huyện Xuân Lộc, UBND tỉnh đã tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHVTND) do Chủ tịch nước phong tặng cho Đội cối Xuân Lộc (thuộc Ban CHQS huyện). Các đồng chí: Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Quốc Thái, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Tư, Ủy viên Ban TVTU, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; các đơn vị của tỉnh và các đội viên, thân nhân gia đình trong Đội nữ pháo binh Xuân Lộc năm xưa đã đến dự.

 Đồng chí Trần Đình Thành trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các đội viên Đội cối Xuân Lộc.
Đồng chí Trần Đình Thành trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các đội viên Đội cối Xuân Lộc.

Đội cối Xuân Lộc được thành lập sau trận Mậu Thân 1968, trực thuộc LLVT huyện Xuân Lộc. Trước khi tham gia Chiến dịch Xuân Lộc năm 1975, Đội cối đã lập nhiều thành tích trong chiến đấu cũng như yểm trợ bộ binh đánh tiêu hao sinh lực địch. Hoạt động của đội mở rộng từ vùng Định Quán, Túc Trưng qua khu vực Gia Ray, Bảo Chánh, Tân Phong. Trong 7 năm chiến đấu (1968-1975), đơn vị đã tham gia tác chiến 131 trận, trong đó độc chiến 74 trận, tiêu diệt được 771 lính ngụy, 134 lính Mỹ, phá hư 5 lô cốt, 3 xe tăng, 3 pháo 155 ly, 3 pháo 105 ly và phá hư, thu giữ nhiều khí tài của địch.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái nhấn mạnh, đây là phần thưởng cao quý ghi nhận lòng quả cảm của những cô gái anh dũng, rất gan dạ và đầy mưu trí. Những đội viên của Đội cối Xuân Lộc là tấm gương sáng ngời làm rạng danh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam "bất khuất – trung hậu – đảm đang", xứng đáng là những bông hoa trên tuyến lửa góp phần giải phóng Xuân Lộc. Trở về với cuộc sống đời thường, những nữ pháo binh đã phát huy tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc.

Thanh Hải

 

 

 

 



Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Khảo sát kiểu “cưỡi ngựa xem ... - Người Lao Động



Rừng nghèo, kiệt theo nhận xét của đoàn khảo sát do Bộ Tài nguyên – Môi trường chủ trì… Ảnh do Bộ Tài nguyên – Môi trường cung cấp

Sau số báo ra ngày 30-8 với bài "Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Cân nhắc kỹ lợi, hại", Báo Người Lao Động đã nhận được khá nhiều ý kiến phản đối nhận xét của đoàn khảo sát liên ngành do Bộ Tài nguyên – Môi trường chủ trì, đặc biệt là các ý kiến từ Ban Quản lý Vườn Quốc Gia (VQG) Cát Tiên và các nhà khoa học có nhiều nghiên cứu về khu vực này.

VQG Cát Tiên lên tiếng

Ông Bạch Thanh Hải, Trưởng Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác quốc tế VQG Cát Tiên, cho biết ông có tham gia chuyến khảo sát nhưng hết sức ngạc nhiên với biên bản đưa ra.

"Đoàn chưa đi hết khu vực dự kiến thực hiện dự án, chính xác là mới đến vị trí xây vai đập, còn vị trí lòng hồ trải dài hơn 20 km sông Đồng Nai với những vạt rừng ven bờ thì vẫn chưa đi tới. Khu vực này có nhiều hình thái rừng: rừng lồ ô xen gỗ, rừng thường xanh, rừng lồ ô thuần loại…, trong đó vẫn còn nhiều diện tích rừng giàu. Tôi khẳng định trong 137 ha VQG Cát Tiên dự kiến sẽ cắt xây thủy điện hoàn toàn không có rừng sản xuất hay đồng lúa nào cả! Ngay cả khu vực xây vai đập mà đoàn đến khảo sát cũng có rừng giàu, rừng trung bình chứ không phải chỉ có rừng nghèo" – ông Hải cho biết.

Riêng nhận xét về rừng điều và ruộng lúa nằm ở vùng đệm của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc địa phận xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, ông Hải giải thích: Đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc S'tiêng, Châu Mạ… và đã giao địa phương quản lý về mặt hành chính, không thuộc VQG Cát Tiên.

Theo TS Vũ Ngọc Long, Giám đốc Viện Sinh thái miền Nam, đoàn khảo sát trong 2 ngày chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa". TS Long và rất nhiều chuyên gia khác đã tiến hành chuyến khảo sát độc lập đến vị trí dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vào tháng 7-2011. Hơn một tuần lễ khảo sát, các chuyên gia nhận thấy dù là rừng thứ sinh nhưng rừng vẫn còn giàu tính đa dạng sinh học và có thể làm nền tảng để khôi phục nguyên giá trị và bảo tồn.



 … Và rừng có giá trị sinh học cao do TS Vũ Ngọc Long cùng các chuyên gia thực hiện vào tháng 7- 2011. Ảnh: TS Vũ Ngọc Long

Bầu Sấu lâm nguy

Theo TS Phạm Hữu Khánh, chuyên gia bảo tồn đa dạng sinh học VQG Cát Tiên, đoàn khảo sát cho rằng 137 ha không ảnh hưởng nhiều đến VQG này là rất vô lý. "Cứ cho là rừng nghèo đi nữa nhưng đã là rừng bảo tồn và nằm trong tổng thể khu sinh quyển, nó vẫn có vai trò nhất định, tác động đến toàn khu, cần phải tái tạo, giữ gìn chứ không phải loại bỏ" – TS Khánh phản đối.

Hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không chỉ "ăn" mất phần đất quan trọng của VQG mà còn tác động đến phần còn lại, nhất là khu Ramsar Bầu Sấu, mang tầm quan trọng với cả thế giới. TS Khánh phân tích Bầu Sấu nằm ngay dưới thủy điện Đồng Nai 6, nếu chặn dòng chảy, nước không về được, khi đó Bầu Sấu sẽ biến mất. Hiện nay, thượng nguồn sông Đồng Nai, phía trên Bầu Sấu đã có các thủy điện Đồng Nai 2, 3 và 4 đang hoạt động.


Source Article from http://nld.com.vn/2012083011462224p0c1002/du-an-thuy-dien-dong-nai-6-va-6a-khao-sat-kieu-cuoi-ngua-xem-hoa.htm



Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Kỷ niệm 67 năm thành lập ngành Bưu điện Việt Nam


(ĐN) – Ngày 30-8, Viễn thông Đồng Nai đã tổ chức lễ kỷ niệm 67 năm thành lập ngành Bưu điện Việt Nam (15-8-1945 – 15-8-2012) và 65 năm thành lập Công đoàn Bưu điện Việt Nam (30-8-1947 – 30-8-2012).

Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại truyền thống phát triển của ngành kể từ khi thành lập  vào ngày 30-8-1947 đến nay. Riêng tại Đồng Nai, trong 7 tháng đầu năm 2012, ngành Viễn thông đã thực hiện doanh thu trên 890 tỷ đồng, đạt 66,3% so với kế hoạch năm, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2011. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, Viễn thông Đồng Nai cũng tích cực tham gia công tác xã hội như đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa gần 280 triệu đồng; ủng hộ người nghèo, học sinh nghèo học giỏi 257 triệu đồng; hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và nhiều hoạt động khác.

Vân Nam



Nhiều hoạt động hỗ trợ “Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em”


(ĐN) – Sáng ngày 30-8, Chi cục bảo trợ xã hội, chăm sóc trẻ em (thuộc Sở Lao động, thương binh và xã hội) đã phối hợp với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) sơ kết 1 năm thực hiện chương trình hành động "Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em" trên địa bàn của tỉnh (từ tháng 7-2011 đến tháng 7-2012).

Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chương trình hành động
Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chương trình hành động "Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em"

Theo kế họach, chương trình hành động tại Đồng Nai gồm có 25 hoạt động với tổng kinh phí trên 2,2 tỷ đồng được thực hiện tại 4 xã, gồm: Phú Ngọc, Phú Cường (huyện Định Quán) và xã Mã Đà, Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu). Sau 1 năm thực hiện, chương trình đã có 14 hoạt động "đầu ra" được hoàn thành, 5 hoạt động đang được thực hiện và 7 hoạt động đang chờ thực hiện.

Bên cạnh công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, dự án đã chú trọng đến công rác dạy nghề; hỗ trợ học phẩm, vận động trẻ em bỏ học lao động sớm tiếp tục đến trường; phổ cập giáo dục, xóa mùa chữ; hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất tại 8 trường học của 4 xã; giải phóng 89 trẻ em khỏi công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tập huấn nâng cao nhận thức về lao động trẻ em, an toàn vệ sinh lao động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh… Chính từ các họat động nói trên, nhận thức của trẻ em, gia đình, nhà trường, các cơ quan, ban, ngành và cả cộng đồng về lao động trẻ em ngày một nâng cao.

Ng. Sơn

 



Nhiều chương trình nghệ thuật mừng lễ Quốc khánh


Cuộc thi
Cuộc thi “Giọng hát hay người làm báo Việt Nam 2012″ nhân kỷ niệm 67 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Kỷ niệm 67 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2012), nhiều chương trình nghệ thuật và các hoạt động văn hóa sẽ diễn ra từ Hà Nội tới Thành phố Hồ Chí Minh…

Từ Thủ đô ngàn tuổi…

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại sân khấu đền Bà Kiệu, Đông Kinh Nghĩa Thục, Mỹ Đình, Thanh Trì, Hà Đông, Sơn Tây cũng như trên địa bàn cấp xã, phường.

Bên cạnh đó, hưởng ứng phong trào “Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì Tổ quốc,” chương trình giao lưu nghệ thuật “Trường Sa-Biển đảo Việt Nam mến yêu” sẽ được phát sóng trực tiếp trên VOV1, VOVTV của Đài Tiếng nói Việt Nam và trên VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam vào lúc 20 giờ ngày 2/9.

Ban tổ chức cho biết, đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn và có tầm quan trọng trong việc tuyên truyền chủ quyền biển đảo, khơi gợi lòng yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc.

Chương trình sẽ mang đến cho khán giả cả nước cái nhìn toàn cảnh về Trường Sa với hình ảnh lá Quốc kỳ bằng gốm, nhiều thước phim quý giá cùng nhiều bức ảnh được thực hiện từ trên cao.

Các ca khúc về Trường Sa mới sáng tác sẽ được giới thiệu tới công chúng như: Nghe em hát Trường Sa; Tổ quốc ở Trường Sa; Bâng khuâng Trường Sa… Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình, khán giả còn có cơ hội giao lưu trực tiếp bằng điện thoại với các chiến sĩ và nhân dân Trường Sa.

Là "món ngon" thường niên, hòa nhạc "Điều còn mãi" năm nay sẽ trở lại Nhà hát lớn và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 vào 14 giờ ngày 2/9, để tôn vinh âm nhạc đỉnh cao Việt Nam, như lời khẳng định của nhạc sỹ Dương Thụ.

Chương trình quy tụ một ê-kíp thực hiện lên tới gần 200 người, gồm nhạc sĩ Dương Thụ, nhạc trưởng Lê Phi Phi, Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, dàn hợp xướng Đại học sư phạm Trung ương, dàn hợp xướng Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội cùng các ca sĩ: Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Nguyên Thảo, Đăng Dương, Trọng Tấn, Duyên Huyền…

Đến thành phố mang tên Bác

Được biết, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sẽ bắn pháo hoa tại hai địa điểm, dự kiến từ 21 giờ-21 giờ 15 ngày 2/9, tại khu vực đầu Đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, quận 2) và Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11).

Thành phố cũng tổ chức các hoạt động văn hóa như các chương trình biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tại Công viên Gia Định 2; Công viên Lịch sử-Văn hóa Dân tộc, quận 9; Khu tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giồng, huyện Hóc Môn, Trung tâm Văn hóa quận 12…

Thành Đoàn Thành phố cho biết, sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại năm khu ký túc xá sinh viên trong hai ngày 1 và 2/9.

Bên cạnh đó, Nhà văn hóa Thanh niên còn tổ chức Tuần văn hóa để tuyên truyền, giới thiệu tới các bạn trẻ những hình ảnh truyền thống cách mạng Việt Nam.

Mở đầu cho chuỗi hoạt động này là triển lãm ảnh mang chủ đề “Tự hào Thành phố Hồ Chí Minh-Thành phố anh hùng" với hơn 150 ảnh được giới thiệu và triển lãm theo chuyên mục…./.

Article source: http://baodongnai.com.vn/vanhoa/201208/Trao-giai-thuong-van-hoc-nghe-thuat-Trinh-Hoai-duc-lan-thu-3-2182861/



Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Bà Nga khéo lời...


Để làm tốt công tác vận động quần chúng, bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, Trưởng ấp 1, xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu) tâm niệm, bản thân phải gương mẫu, sống tốt; gia đình luôn thuận hòa êm ấm; xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ… thì công tác vận động, tuyên truyền, thuyết phục người khác mới thành công.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga (trái) trao đổi công tác với lãnh đạo địa phương. Ảnh: Đ.PHÚ

Như thói quen khó bỏ, cứ 8 giờ sáng, bà Nga lại gác công việc nhà để lân la gặp gỡ người dân, trao đổi công việc ấp. Chính vì vậy, dù ấp 1 có trên 400 hộ dân nhưng bà Nga vẫn nắm rõ đặc điểm, hoàn cảnh từng gia đình. Bà Nga cho biết, bà đã quen với công việc nắm tình hình nhân dân từ khi bà làm công tác phụ nữ ấp, năm 1992. Đến khi làm Trưởng ban công tác Mặt trận, rồi Trưởng ấp 1 thì bà đi càng nhiều hơn. "Cho nên, khi cần lập danh sách, đối tượng nào của xã là tôi nắm rất chắc, chính xác đối tượng đó" – bà Nga nói.

Còn đối với nhân dân ấp 1, Trưởng ấp Nga luôn là chỗ để bà con "thỏ thẻ" chuyện gia đình, thắc mắc chuyện xã hội. Bà Nga tâm sự, bà còn là tổ trưởng hòa giải của ấp. Bà không bao giờ từ chối mở cửa hoặc tắt điện thoại khi đêm hôm có người nhờ giải quyết chuyện lủng củng gia đình, hoặc mâu thuẫn trong sinh hoạt, tài sản. "Tui phải có mặt ngay để lắng nghe các bên. Chỉ khi nào không giải quyết ngay được, tui mới hẹn lại hôm sau để cùng tập thể tổ hòa giải chung tay tháo gỡ" – bà Nga chia sẻ.

Cũng theo bà Nga, muốn giải quyết một vụ việc thấu tình đạt lý, ngoài nắm chắc kiến thức, quy định pháp luật, tập quán của nhân dân… bà phải khéo dùng lời để đôi bên biết nhường nhịn, nhận ra đúng sai và từ đó biết thông cảm, chia sẻ nhau trong cuộc sống.                                                             

Đoàn Phú

                                                                        

 

 

 

 



ASEAN đoàn kết đóng vai trò quan trọng để giải quyết vấn đề Biển Đông


Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho biết, trong cuộc Họp báo vừa diễn ra tại Bangkok, Thái Lan, các diễn giả cũng như các phóng viên quốc tế cùng chia sẻ quan điểm rằng ASEAN phải có tiếng nói quan trọng trong việc tìm giải pháp bảo đảm hòa bình, ổn định tại Biển Đông.

Tối 22-8, trong một nỗ lực nhằm thể hiện sự quan tâm đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông, Câu lạc bộ Báo chí nước ngoài tại thủ đô Bangkok tổ chức cuộc Họp báo với chủ đề Chủ quyền trên Biển Đông. Ba vị khách mời của buổi họp báo là: Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam; ông Henry Bensurto, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề biển và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Philippines và ông Kavi Chongkittavorn, thành viên cấp cao của Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế thuộc Trường Đại học Chulalongkorn, Thái Lan.

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân ngay sau khi trở về từ Thái Lan chiều tối 24-8, tiến sĩ Lan Anh nói: "Việt Nam trước sau vẫn cho rằng phải sử dụng các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Việt Nam sẵn sàng đàm phán, thương lượng với các bên liên quan và cũng không loại trừ các giải pháp hòa bình khác phù hợp với luật pháp quốc tế, được cộng đồng quốc tế công nhận và sử dụng".

Ba khách mời của cuộc họp báo (từ trái qua): ông Henry, ông Kavi, tiến sĩ Lan Anh. Ảnh: CTV

Trước đó, trong bài phát biểu tại hội thảo, tiến sĩ Lan Anh đã nêu ra các vấn đề liên quan tới các cuộc tranh chấp hiện tại, vai trò của các khuôn khổ pháp lý và triển vọng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Tiến sĩ Lan Anh cho rằng để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, các bên cần sử dụng các biện pháp hòa bình như trao đổi quan điểm, hòa giải, các cơ quan tài phán và giải quyết trên cơ sở áp dụng luật pháp quốc tế. Bà cũng đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong giải quyết tranh chấp thông qua việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Hướng dẫn thực hiện của Tuyên bố này.

Cùng chung quan điểm này, ông Henry Bensurto kêu gọi các bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cần hợp tác và giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại. Trong khi đó, phần phát biểu của ông Ca-vi lại nhấn mạnh sự đoàn kết của ASEAN.

Về vấn đề này, chia sẻ với Báo Quân đội nhân dân, Tiến sĩ Lan Anh cho biết các diễn giả cũng như các phóng viên quốc tế đều chia sẻ quan điểm rằng ASEAN phải có tiếng nói quan trọng trong việc tìm giải pháp hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Về mối liên hệ giữa ASEAN và vấn đề Biển Đông, Việt Nam luôn cho rằng Biển Đông không phải là một vấn đề riêng của quốc gia nào vì ít ra có bốn nước thành viên ASEAN là những bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp và 7 trong 10 quốc gia thành viên là các quốc gia ven Biển Đông. Các thành viên khác cùng chia sẻ lợi ích chung của hòa bình, ổn định, an ninh trên Biển Đông. Nếu không giữ được hòa bình, ổn định trên Biển Đông thì bất kỳ quốc gia thành viên ASEAN nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc đưa Biển Đông vào một trong những vấn đề chính trong chương trình nghị sự của ASEAN là vô cùng cần thiết, đồng thời việc ASEAN có một tiếng nói thống nhất về vấn đề Biển Đông là một điều rất logic và phù hợp với lợi ích chung của cả cộng đồng.

"Dù vậy, nhiều phóng viên cũng quan ngại làm cách nào để có thể huy động được sự thống nhất, đoàn kết sau sự cố đáng tiếc diễn ra tại Cam-pu-chia. Trong thời gian tới, các nước thành viên ASEAN cần phát huy những nỗ lực và tinh thần trách nhiệm như những gì Indonesia đã thể hiện. Hy vọng với việc tổ chức buổi họp báo này, Thái Lan sẽ có cơ hội đóng một vai trò thiết thực hơn trong thời gian tới, đặc biệt trong thời gian là điều phối viên của quan hệ ASEAN – Trung Quốc", Tiến sĩ Lan Anh chia sẻ. "Trong thời gian tới, ASEAN nên nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), thúc đẩy đàm phán COC với Trung Quốc", Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển Đông nói.

Được biết, rất nhiều phóng viên không chỉ Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc mà các phóng viên quốc tế khác cũng có mặt theo dõi cuộc họp báo. Khi được đề nghị đánh giá về cuộc họp báo, tiến sĩ Lan Anh nói: "Cuộc họp báo diễn ra trong không khí cởi mở và thẳng thắn. Phản ứng chung của phóng viên quốc tế là thông cảm, chia sẻ với Việt Nam và họ cũng hiểu được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề không phải từ phía Phi-líp-pin hay Việt Nam mà là từ quốc gia khác".



Phổ biến pháp luật: Cần tuyên truyền điều dân cần


"Tuyên truyền những điều dân cần. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cũng phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục ý thức và tuân thủ pháp luật cho dân", đó là vấn đề được đặt ra tại các buổi kiểm tra về công tác PBGDPL tại các huyện: Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và 2 sở: Nông nghiệp – phát triển nông thôn (NN-PTNT), Lao động – thương binh và xã hội (LĐTB-XH) trong tháng 8-2012.

* Nâng cao ý thức pháp luật cho dân

Ông Trương Tuấn Đạt, Chủ tịch UBND xã Quang Trung (huyện Thống Nhất) cho biết,  xã Quang Trung có dân số trên 22 ngàn người. Trong đó, đồng bào có đạo chiếm trên 90%, dân cư chủ yếu sản xuất nông nghiệp… Do đó, việc tập trung dân để PBGDPL gặp những trở ngại, như: trình độ dân trí còn hạn chế, đặc thù tôn giáo khác nhau, ít có điều kiện tham gia công tác xã hội – địa phương. Ngoài ra, sự thiếu đồng bộ từ sự phối kết hợp giữa các thành viên trong hội đồng tuyên truyền PBGDPL chưa chặt chẽ; ý thức chấp hành của một bộ phận nhân dân và cán bộ chưa tốt; hình thức tuyên truyền chưa thật phong phú, hấp dẫn; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác này hạn chế. "Sở Tư pháp nên nghiên cứu biên tập những văn bản pháp luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung nhằm giúp địa phương thuận tiện trong việc bám sát nội dung tuyên truyền, phổ biến. Đồng thời, công tác này cần ứng dụng công nghệ thông tin…" – ông Đạt phát biểu.

Các cơ sở đóng góp ý kiến với đoàn kiểm tra về những khó khăn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Về vấn đề này, ông Cao Xuân Đáng, Trưởng phòng Tư pháp huyện Thống Nhất nhấn mạnh: "Muốn làm tốt công tác PBGDPL, các địa phương phải chú trọng kiện toàn nhân sự các tổ hòa giải, củng cố các câu lạc bộ pháp luật, tạo điều kiện cho các báo cáo viên pháp luật nâng cao trình độ pháp lý và kỹ năng tuyên truyền, nắm rõ nhu cầu từ dân để xây dựng kế hoạch tuyên truyền".

Báo cáo với đoàn kiểm tra của Hội đồng tuyên truyền, PBGDPL tỉnh, lãnh đạo Sở LĐTB-XH cho biết, 6 tháng đầu năm 2012, Sở đã cụ thể hóa kế hoạch của tỉnh trong công tác PBGDPL tới các phòng, ban, đơn vị trực thuộc nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho hàng trăm cán bộ, công nhân, viên chức và hàng ngàn lao động tại các doanh nghiệp với các hình thức tuyên truyền, như: phát tờ rơi, tập huấn trực tiếp, tuyên truyền qua các phương tiện báo, đài… Ngoài ra, Sở LĐTB-XH đã tổ chức được 2 lớp tập huấn về pháp luật lao động cho 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; 11 lớp tập huấn cho gần 600 cán bộ quản lý các bộ phận về công tác an toàn vệ sinh lao động; treo 200 băng-rôn, 1.500 cờ, 12 pa-nô, 30 ngàn tờ rơi, 6 ngàn tranh, áp-phích có nội dung tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ…

* Còn nhiều việc phải làm

Tại buổi làm việc với hai sở: LĐTB-XH, NN-PTNT, luật sư Nguyễn Đức, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh (thành viên Hội đồng phối hợp tuyên truyền PBGDPL tỉnh) đề nghị các sở, với đặc thù của mình nên cụ thể hóa chương trình, nội dung tuyên truyền PBGDPL cho từng đối tượng. Còn ông Nguyễn Công Ngôn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh (đơn vị thường trực Hội đồng phối hợp tuyên truyền PBGDPL tỉnh) thì nhấn mạnh, muốn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tự giác thực thi pháp luật của người dân, cán bộ, đảng viên, hội viên thì địa phương phải tuyên truyền, phổ biến những kiến thức pháp luật mà đối tượng cần, chứ không tuyên truyền kiến thức mình có một cách máy móc. Ông Ngôn nói: "Cần đánh giá, xem xét hình thức tuyên truyền, phổ biến nào hiệu quả cao nhất, dễ tiếp cận, phát huy được ưu điểm trong mục đích giáo dục người dân thượng tôn pháp luật, sống làm việc theo hiến pháp, pháp luật".

Cũng theo ông Ngôn, các địa phương, đơn vị phải rút ra những gì thiết thực nhất cần phải đem ra tuyên truyền, phổ biến cho dân nắm bắt, thực thi pháp luật. Đồng thời, qua giải quyết công việc hàng ngày của mình với dân, địa phương cần tổng kết được vấn đề gì cần phổ biến, đưa về cho dân tự tìm hiểu và vấn đề gì cần cán bộ am hiểu luật tư vấn cặn kẽ, chuyên sâu. Ông Ngôn đề xuất: "Địa phương cần nắm bắt dư luận để định hướng tuyên truyền, giúp dân hiểu đúng chủ trương, pháp luật, sự việc một cách chính thống, đúng sự thật khách quan, không để kẻ xấu lợi dụng phao tin gây hoang mang dư luận, gây khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo của địa phương".

Qua kiểm tra các đơn vị, ông Phan Văn Châu, Phó giám đốc Sở Tư pháp (đơn vị thường trực Hội đồng phối hợp tuyên truyền PBGDPL tỉnh) đánh giá sơ bộ, các cấp ủy Đảng, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương… ngoài nhiệm vụ chuyên môn cũng luôn quan tâm, chú trọng đến công tác PBGDPL, nhất là việc dành kinh phí hợp lý để triển khai. Trên cơ sở đó, các đơn vị có nhiều mô hình, hình thức PBGDPL đến cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Tuy vậy, các đơn vị cũng cần xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác PBGDPL ngay từ đầu năm, xem đó là công tác riêng và có sơ kết, tổng kết, chứ không phải là hoạt động lồng ghép với nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời, các nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL phải phù hợp với từng đối tượng, nhiệm vụ chính trị. Có như vậy, các chủ trương, chính sách của Trung ương, địa phương và pháp luật mới đi vào cuộc sống, đến với mọi tầng lớp nhân dân.

Đoàn Phú – Danh Trường

 

 

  



Việt Nam giữa ba tầng tranh chấp Biển Đông


Việc giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông đòi hỏi sự khôn ngoan, kiên trì về chiến lược lẫn sự khéo léo, kịp thời về sách lược, nhất là khi cuộc tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp và không chỉ liên quan đến Việt Nam, Trung Quốc mà còn cả các nước khác trong và ngoài khu vực.

Ba tầng xung lực tranh chấp Biển Đông

Xét tổng thể, tranh chấp Biển Đông hiện đang diễn ra ở ba tầng nấc liên quan và tác động lẫn nhau. Ở tầng trong cùng, cuộc tranh chấp là sự cạnh tranh, đối đầu giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei. Ở tầng này, mặc dù Đài Loan cũng là một bên tranh chấp nhưng do đặc thù quan hệ Trung – Đài cũng như những dấu hiệu cho thấy Trung – Đài đang phối hợp với nhau trong việc đối phó các bên tranh chấp khác, thể hiện rõ nhất qua đề xuất Trung – Đài cùng phối hợp khai thác đảo Ba Bình của Việt Nam gần đây, nên có thể coi Trung Quốc và Đài Loan về bản chất chỉ là một bên tham gia tranh chấp mà thôi.


Ảnh Lê Anh Dũng

Trong số các nước Đông Nam Á tham gia tranh chấp, khác với Malaysia và Brunei, Việt Nam và Philippines không những là hai nước cùng có tuyên bố chủ quyền đối kháng với Trung Quốc liên quan đến toàn bộ quần đảo Trường Sa mà còn có những tranh chấp song phương riêng lẻ với Trung Quốc. Trong khi Việt Nam có tranh chấp song phương với Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa thì bãi cạn Scarborough cũng là một đối tượng tranh chấp song phương chỉ liên quan đến Philippines và Trung Quốc. Chính vì vậy, có thể nói ở tầng trong cùng của tranh chấp Biển Đông, sự đối đầu tập trung vào tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.

Trong khi đó, tầng giữa của tranh chấp Biển Đông liên quan đến sự đối đầu giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á với tư cách là một khối, cụ thể là ASEAN. Mặc dù không phải tất cả các nước ASEAN đều liên quan đến tranh chấp nhưng bản thân ASEAN có lợi ích trong việc giải quyết thành công cuộc tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan với Trung Quốc nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh, tự do hàng hải trong khu vực cũng như vị thế chính trị của ASEAN.

Sự vận động chiến lược ở tầng tranh chấp này cũng hết sức phức tạp khi bản thân các nước ASEAN không liên quan trực tiếp tới tranh chấp cũng có những lập trường khác nhau trong việc xử lý tranh chấp với Trung Quốc. Trong khi những nước như Indonesia và Singapore tỏ ra cương quyết hơn với Trung Quốc chủ yếu vì e ngại tham vọng của Trung Quốc ở khu vực thì những nước như Thái Lan, Myanmar, và đặc biệt là Campuchia, lại không thể hiện thái độ cứng rắn, nếu không muốn nói là có phần thỏa hiệp, đối với những yêu sách ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, nhìn chung với tư cách là một khối thì ASEAN vẫn đang cố gắng thể hiện một vai trò đoàn kết và chủ động trong việc xử lý cuộc tranh chấp Biển Đông lẫn quan hệ của cả khối với Trung Quốc, thể hiện rõ nhất trong việc ASEAN chủ trì đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông với Trung Quốc.

Lâu nay, cuộc tranh chấp Biển Đông chủ yếu chỉ diễn ra ở phạm vi hai tầng vừa nêu. Tuy nhiên những diễn biến trong tình hình khu vực thời gian qua cho thấy hiện nay xung lực của cuộc tranh chấp còn xuất phát từ một tầng quan hệ mới được hình thành, đó chính là cuộc cạnh tranh mang tính chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ.

Mỹ mặc dù không phải là một bên trực tiếp tham gia tranh chấp nhưng tham vọng quá mức cũng như sự ngang ngược ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, vốn đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực, mang lại cho Mỹ một lý do chính đáng để can dự vào cuộc tranh chấp. Điều mà Mỹ muốn đảm bảo thông qua sự can dự của mình không chỉ là hòa bình hay quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, mà sâu xa hơn Mỹ dường như đang muốn sử dụng cuộc tranh chấp Biển Đông như một công cụ nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc ở phạm vi khu vực cũng như toàn cầu.

Sự can dự gia tăng của Mỹ

Để hiểu được chính sách của Mỹ ở Biển Đông chúng ta cần đặt nó vào bức tranh chiến lược rộng lớn hơn. Những thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã không ngừng trỗi dậy về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế và quân sự, khiến cho cán cân lực lượng toàn cầu hiện nay vốn đang có lợi cho Mỹ có thể bị thách thức và đảo ngược. Theo lập luận của các lý thuyết về quan hệ quốc tế, đặc biệt là chủ nghĩa hiện thực, thì nếu như sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn tiếp diễn tới một mức độ mà các lợi ích và vị thế toàn cầu của Mỹ bị đe dọa thì Mỹ sẽ phải hành động đáp trả bằng cách tìm cách ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc nhằm duy trì địa vị áp đảo của mình trong hệ thống quốc tế.

Vừa qua Mỹ đã quyết định tái cân bằng lực lượng toàn cầu của mình theo hướng ưu tiên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cụ thể, tại Singapore tháng 6 vừa qua Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tuyên bố trong thời gian tới Mỹ sẽ điều chuyển tới khu vực Thái Bình Dương 60% năng lực hải quân của mình, thay vì cân bằng tỉ lệ 50-50 giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương như hiện nay. Biện pháp tái cân bằng chiến lược này cùng với một loạt động thái như luân chuyển quân tới Australia, củng cố quan hệ với các đồng minh trong khu vực… rõ ràng đều liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và có thể được coi như những dấu hiệu đầu tiên của một chính sách ngăn chặn mà Mỹ đang manh nha hình thành đối với Trung Quốc.

Tương tự như vậy, ở khu vực Đông Nam Á, sự can dự ngày càng tăng của Mỹ vào tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là từ năm 2010 đến nay, cũng cho thấy Mỹ đang tìm cách ngăn chặn Trung Quốc hiện thực hóa các tham vọng biển quá mức và sử dụng “mối đe dọa Trung Quốc”, thể hiện qua yêu sách đường lưỡi bò và sự ngang ngược ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, làm “ngọn cờ chính nghĩa” tập hợp lực lượng khu vực phục vụ mục tiêu ngăn chặn Trung Quốc của mình.

Hệ lụy đối với Việt Nam

Sự can dự ngày càng tăng của Mỹ vào tranh chấp Biển Đông chắc chắn tác động đến quan điểm chiến lược của Việt Nam trong việc đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông. Là một nước nhỏ, tiềm lực hạn chế hơn Trung Quốc về mọi mặt, Việt Nam có lợi ích trong việc chuyển hóa tranh chấp của mình với Trung Quốc từ tầng trong cùng ra các tầng bên ngoài nhằm hóa giải tác động tiêu cực của tình trạng bất đối xứng trong sức mạnh giữa hai nước.

Rõ ràng sự can dự của Mỹ, dù mới chủ yếu dừng ở mức gián tiếp, sẽ có tác dụng khiến Trung Quốc hành động kiềm chế, thận trọng hơn, và có thể không dám sử dụng vũ lực trong hành xử của mình ở Biển Đông. Vai trò và tiếng nói của ASEAN với tư cách là một khối trong xử lý tranh chấp với Trung Quốc cũng có sức nặng lớn hơn khi có sự hậu thuẫn của Mỹ.

Ngoài ra, các ý định mang tính chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho Việt Nam, một quốc gia có vị trí địa chiến lược và lịch sử quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, trở nên quan trọng hơn trong mắt các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ. Việc lý giải sự quan tâm lớn hơn của Mỹ đối với Việt Nam cũng như sự phát triển ấn tượng của quan hệ Việt – Mỹ thời gian qua chính vì vậy cần phải dựa trên bối cảnh những chuyển biến trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và khu vực.

Mặc dù vậy, sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ cũng như việc Mỹ gia tăng can dự vào tranh chấp Biển Đông cũng mang lại cho Việt Nam một số rủi ro nhất định, trong đó rủi ro lớn nhất là việc Việt Nam có thể bị cuốn vào một cuộc Chiến tranh lạnh phiên bản 2.0. Nếu cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên khốc liệt hơn thì Việt Nam với tư cách là một nước láng giềng của Trung Quốc và là một bên tham gia tranh chấp Biển Đông sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như tránh bị vạ lây bởi sự đối đầu giữa hai cường quốc.

Khi Mỹ tìm cách tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực với hàm ý nhắm vào Trung Quốc thì Trung Quốc chắc chắn sẽ không ngồi yên. Ví dụ, khi Mỹ gia tăng can dự vào Biển Đông và quan hệ Việt – Mỹ trở nên nồng ấm hơn thì Trung Quốc sẽ tìm cách răn đe Việt Nam, trên mọi phương diện: kinh tế, quân sự, ngoại giao… Các báo cáo về việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam những tháng qua, lập đơn vị quân đội đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”, hay tác động vào Campuchia như tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 45 nhằm vừa phá vỡ áp lực của quốc tế nhắm vào Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, vừa gây chia rẽ quan hệ Việt Nam – Campuchia (vốn là một mối quan hệ không kém phần trọng yếu đối với an ninh của Việt Nam)… đều cần được lý giải dựa trên những vận động vừa qua trong tam giác quan hệ Mỹ – Việt – Trung lẫn vấn đề Biển Đông.

Đã từng là nạn nhân của cuộc Chiến tranh lạnh thế kỷ 20, Việt Nam sẽ cần thận trọng để không trở thành nạn nhân của một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Tuy nhiên viễn cảnh về việc Việt Nam bị cuốn vào một cuộc Chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc cũng không nên bị thổi phồng, bởi viễn cảnh này còn phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều yếu tố khác nhau trong tương lai. Yếu tố quan trọng nhất chính là mức độ căng thẳng trong cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc. Khác với thời kỳ Chiến tranh lạnh trước đây, tình trạng phụ thuộc lẫn nhau sâu rộng về kinh tế hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến cho hai nước không muốn tham gia vào một cuộc đối đầu toàn diện tốn kém như giữa Mỹ và Liên Xô trước đây.

Ngoài ra, các phát triển trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc, lẫn bản thân Việt Nam cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng. Ví dụ, nếu Trung Quốc có nhượng bộ trong tranh chấp Biển Đông, như chấp nhận xem xét lại yêu sách đường lưỡi bò hay cùng ASEAN thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, thì hình ảnh Trung Quốc sẽ trở nên bớt đe dọa hơn và vì vậy chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ cũng sẽ trở nên ít thuyết phục hơn. Theo đó, nguy cơ đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như việc các nước nhỏ bị cuốn vào cuộc đối đầu này cũng sẽ giảm xuống.

Tóm lại, tranh chấp Biển Đông với ba tầng xung lực đan xen đang dần mang một sắc thái mới với sự can dự ngày càng sâu sắc của các nước lớn bên ngoài, đặc biệt là Mỹ, trong bối cảnh Mỹ dường như đang muốn sử dụng tranh chấp Biển Đông như một công cụ để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bối cảnh này một mặt có thể khiến Trung Quốc buộc phải kiềm chế và giúp cho tranh chấp Biển Đông được giải quyết một cách hòa bình, mặt khác cũng có thể khiến cuộc tranh chấp thêm phần phức tạp nếu Trung Quốc tiếp tục cứng rắn và đối đầu chiến lược Trung – Mỹ trở nên sâu sắc hơn.

Tình hình đó mang lại cho Việt Nam những thuận lợi lẫn thách thức mới trong việc xử lý tranh chấp Biển Đông và giải quyết quan hệ với các nước lớn, đòi hỏi ở Việt Nam hơn lúc nào hết một sự bản lĩnh, khôn ngoan và khéo léo trong việc hoạch định và thực thi các chính sách chiến lược của mình.

Theo VietNamNet



Tư liệu khẳng định Hải Nam là biên giới cuối của TQ


Tập sách do cụ Trần Đình Bá (1867-1933) lúc làm Thượng thư bộ Hình triều Khải Định (1916-1925) đã cho sao chép cất vào tủ sách Phước Trang ở tư thất (số 114 Mai Thúc Loan, thành phố Huế), truyền đến đời thứ 4 là Trần Đình Sơn thừa kế, di chuyển vào Sài Gòn từ năm 1968, hiện vẫn được lưu giữ tại 128 Đinh Tiên Hoàng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tập sách Địa dư đồ khảo, viết trên giấy xuyến tốt, bên ngoài có bìa cứng, bọc lụa đỏ, kế đến là bìa giấy cũ màu nâu. Tổng cộng có 65 tờ viết chữ Nho hai mặt, chữ còn rõ đẹp, gồm 20 mục khảo cứu về địa dư và 20 bản đồ chi tiết đính kèm.

Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: Dân tộc và Phật giáo luôn gắn liền với nhau. Bằng việc công bố tài liệu cổ liên quan đến vấn đề lãnh hải của đất nước, Giáo hội Phật giáo quan niệm rằng, ngoài công việc tu học theo giáo pháp của Đức Phật, những việc gì mang lại lợi ích cho dân tộc, cho số đông cũng là Phật sự – việc cần phải thực hiện.

Giáo sư Cao Huy Thuần, giảng dạy về Luật học và Chính trị tại Đại học Picardia (Pháp) đánh giá cao đóng góp của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã cung cấp một chứng cứ mới, thêm một trong những bằng chứng "sáng chói", góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; khẳng định từ xa xưa, chính Trung Quốc chỉ công nhận biên giới của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Trang bản đồ trong tập sách "Địa dư Đồ khảo." (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết thêm: Ngày nay tại Du Lâm, cực Nam của Hải Nam vẫn còn các tảng đá rất to lớn ghi hàng chữ lớn Thiên Nhai Hải Giác (chân trời góc biển), hoặc Hải Khoát Thiên Không (biển rộng trời không, mênh mông vô bờ bến).

Ông cũng trích bài viết về biển Đông của học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc), có đoạn viết: "Vào thời nhà Thanh, có một chiếc tàu buôn của Pháp chở đồng đi qua vùng biển Tây Sa [Hoàng Sa của Việt Nam] thì gặp cướp biển, bị cướp sạch. Theo quy tắc vận tải hàng hóa trên biển, họ phải đến gặp chính quyền sở tại để trình báo, đề nghị giúp bắt bọn cướp, đồng thời xin chính quyền nơi đó xác nhận làm bằng chứng để khi về báo cáo lại với chủ hãng và đòi bảo hiểm bồi thường. Viên thuyền trưởng người Pháp đưa tàu chạy đến cảng gần nhất là Du Lâm ở đảo Hải Nam, trình báo với tri phủ địa phương. Viên quan địa phương nói với thuyền trưởng người Pháp: ‘Nơi chúng ta đứng đây có tên là Thiên Nhai Hải Giác. Đất của Thiên triều đến đây là hết rồi. Chuyện ông bị cướp ngoài biển biết là ở chỗ nào? Ông bị cướp, chúng tôi không chịu trách nhiệm. Không quản được mà cũng không muốn quản.’ Viên thuyền trưởng đành phải cho tàu chạy vào cảng Hải Phòng. Quan chức địa phương ở đó rất tốt, xác nhận cho ông ta, lại còn cho tàu ra chạy ngoài biển, coi như đã truy bắt cướp. Đó là chứng cứ về kiểm soát và quản lý thực tế. Chứng cứ này nói lên: Chính phủ Trung Quốc ngay từ thời triều Thanh đã không thừa nhận Tây Sa là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở đó. Còn chính quyền Việt Nam khi đó không những đã cho Tây Sa là lãnh thổ của mình, mà còn thực thi công tác giữ gìn trật tự ở đó. Điều đó chẳng chứng minh Tây Sa từ xưa đến nay đều thuộc về Việt Nam hay sao?"./.



Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về học tập


(ĐN)- Chiều 28-8, đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy về kết quả thực hiện Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ về "Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập". Đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với đoàn.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đồng chí Huỳnh Văn Tới, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết, để thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập, cả hệ thống chính trị ở Đồng Nai đã vào cuộc. Đồng Nai rất chủ động, quyết tâm chính trị cao và có sự chỉ đạo sát cơ sở về công tác này. Cụ thể, việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã được triển khai thực hiện sâu rộng và có hiệu quả trong cán bộ, đảng viên, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân…; đã có sự nối kết được các thành phần xã hội tham gia tích cực vào công tác khuyến học, khuyến tài. Trong đó, ở Đồng Nai đã có sự tham gia tích cực của các tôn giáo. Bên cạnh đó, mỗi nơi, mỗi địa phương trong tỉnh đều có cách làm riêng, sáng tạo, năng động và hiệu quả về khuyến học, khuyến tài. Riêng ở cấp tỉnh, đã dành nhiều ưu tiên cho công tác khuyến tài (kịp thời hỗ trợ các tài năng có điều kiện để phát triển); quan tâm và có nhiều chủ trương về việc nâng cao trình độ văn hóa cho công nhân lao động trên địa bàn. Hiện nay tỉnh còn đang giúp đỡ đào tạo cho hơn 30 sinh viên Lào.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm nhấn mạnh, Đồng Nai luôn là tỉnh đi đầu trong công tác khuyến học, khuyến tài. Thời gian tới, Đồng Nai cần tích cực huy động nhiều hơn nữa đội ngũ đảng viên tham gia vào công tác khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào của địa phương; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về khuyến học, khuyến tài, đặc biệt là vấn đề xây dựng xã hội học tập, từ đó làm cho mỗi người thấy được sự cần thiết phải học tập và tự giác học tập; tổ chức được nhiều phong trào học tập trong các doanh nghiệp, nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề, xây dựng được đội ngũ công nhân lao động tiên tiến cho đất nước.

Phương Hằng